LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 27

Trái lại, nếu ta mở từ điển mà xem, ta sẽ thấy nhan nhản những tiếng

kép đôi (như cóm róm, chem chẻm, giềnh giàng…) những tiếng kép ba (như
ba lăng nhăng, lơ tơ mơ…) mà mỗi thành phần, hoặc không có nghĩa, hoặc
có một nghĩa không dính dấp với nghĩa của tiếng kép. Như thế ta gọi là gì,
nếu không phải gọi đó là tiếng đa âm ? Nếu ta bảo rằng hồi xưa, mỗi âm
như vậy đều viết một chữ, thì ta há quên rằng chữ nôm chỉ là một thứ chữ
tạm bợ để phiên âm mà thôi ?

33. Chẳng những tiếng Việt có những tiếng hai âm, những tiếng ba âm

mới có nghĩa, mà ta còn thấy thêm một hiện tượng nầy rất quan hệ. Ấy là
mỗi khi người Việt dùng một tiếng một âm, thì thấy chừng như có gì là lạ,
ngượng ngùng, trơ trẻn, nên hay thêm một tiếng đệm. Tiếng đệm nầy không
có nghĩa gì cả, mà chỉ dùng để đa âm hóa tiếng lẻ loi kia thôi. Như dễ, nhẹ,
nặng…
đều có nghĩa, nhưng người ta hay nói dễ dàng, nhẹ nhàng, nặng
nề…
Hình như trong bản năng của người Việt, dùng lối sau nầy thì có vẻ
thuần là Việt Nam hơn.

34. Những tiếng hai âm, ba âm như thế nầy không phải là ít dùng. Như

trong :

Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh

đã có hai tiếng như vậy. Còn câu :

Lơ thơ tơ liễu buông mành,

Con oanh học nói trên cành mỉa mai.

cũng có hai tiếng khác. Và càng đi sâu vào văn chương bình dân, ta lại thấy
càng nhiều hơn nữa.

35. Nhưng mà muốn giải quyết cho hẳn hoi câu hỏi : Tiếng Việt là đơn

âm hay phức âm, chúng ta không thể chỉ dựa vào những tiếng đã được ghi
trong các từ điển. Về chỗ nầy, ai nghiên cứu tiếng Việt đều phải chủ ý.
Những người dùng từ điển phải chủ ý hơn. Mà những người làm từ điển,
viết văn phạm càng nên chủ ý hơn nữa. Ấy là những từ điển hiện nay không
chép đủ các tiếng được dân Việt Nam dùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.