giáo, và hiểu như vậy thì Đức Phật hoàn toàn có thực.
Các kinh Phật tả Ngài bằng những nét rất đẹp. Ngài có vô số môn đệ và
trong khắp các thành thị miền Bắc Ấn Độ, ai cũng nhận rằng Ngài là một
bậc minh triết. Thân phụ Ngài hay tin Ngài thuyết pháp ở gần Kapilavastu,
sai một sứ giả đi mời Ngài bỏ ra một ngày về thăm cung điện nơi Ngài sinh
ra. Ngài về và phụ vương trước kia khóc lóc khi Ngài bỏ cung điện ra đi,
nay mừng rỡ thấy Ngài trở thành một vị thánh. Còn vợ Ngài vẫn giữ tiết
với Ngài, bây giờ gặp lại, quì xuống dưới chân Ngài, ôm hôn mắt cá chân
Ngài và tôn sùng Ngài như một vị thần. Lúc đó phụ vương Suddhodhana
mới cho Ngài hay rằng vợ Ngài thương mến Ngài vô cùng: “Khi con dâu
tôi hay Ngài bận áo vàng (như các tu sĩ), nó cũng bận áo vàng; khi nó hay
Ngài chỉ ăn mỗi ngày một bữa thì nó cũng chỉ ăn mỗi ngày một bữa; khi nó
hay Ngài không chịu ngủ trong một chiết giường rộng thì nó cũng kiếm
một chiếc giường hẹp để ngủ, và khi nó hay Ngài không cài hoa, không
dùng dầu thơm nữa thì nó cũng bỏ tất cả những thứ đó”. Phật chúc phúc
cho vợ rồi lại lên đường.
Con trai Ngài, Rahula, cũng quí mến Ngài lắm, đòi đi theo, bảo: “Cái bóng
của Ngài mát mẻ làm sao”. Thân mẫu Rahula muốn cho con sau này làm
vua, nhưng Phật nhận cho cậu ta vào tăng hội. Người ta lựa một hoàng tử
khác, Nanda
, làm thế tử, nhưng chưa làm lễ tấn phong xong thì Nanda
cũng đi tìm Đức Phật, xin phép được vô tăng hội. Hay tin đó, phụ vương
Suddhodhana rất rầu rĩ, bèn xin Phật một ân huệ: “Khi Ngài bỏ nhà đi, tôi
đau lòng lắm; rồi tới Nanda thì cũng vậy, tới Rahula còn hơn Nanda nữa.
Lòng thương con làm đứt da thịt, bắp thịt, thấu tới tuỷ. Vậy xin Ngài ra
lệnh cho các đệ tử của Ngài đừng nhận một thanh niên nào vô tăng hội nếu
cha mẹ không cho phép”. Phật nhận lời và từ đó, phải có phép của cha mẹ
mới được qui y.
Tôn giáo đó, theo nguyên tắc không có tu sĩ, vậy mà ngay từ hồi đầu, chế
độ tăng viện đã phát triển mạnh gần như đạo Bà La Môn rồi. Sau khi Phật