LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 99

tâm lí đều là ngu muội. Những cái “ngã” của ta lúc nào cũng lo lắng, xao
động, thực ra không phải là những sinh vật cá biệt, mà chỉ là những gợn
sóng trên dòng nước. Khi chúng ta đã tự coi mình chỉ là những phần tử
trong một toàn thể lớn lao (trong cái Đại Ngã), khi chúng ta đã cải hoá
được những cái “tiểu ngã” của chúng ta, cho những dục vọng riêng tư nhập
vào dục vọng của Đại Ngã thì những thất vọng, thất bại cá nhân của ta,
những đau khổ của ta và ngay cả cái chết không tránh khỏi được của ta nữa,
cũng không làm cho rầu rĩ, chua chát, vì tất cả những cái đó tan mất trong
cái vô biên. Khi chúng ta biết yêu, không phải cái đời sống cá biệt của ta
mà toàn thể nhân loại và toàn thể các sinh vật thì lúc đó chúng ta mới thấy
được sự an tĩnh.


V. NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA PHẬT


Các phép màu của Ngài – Ngài trở về thăm nhà - Tăng lữ - Ngài tịch

Bây giờ chúng ta phải từ ngọn núi triết lí đó tụt xuống mà nghe những
truyện hoang đường ngây thơ lưu truyền về phần cuối cùng trong đời cùng
lúc tịch của Phật Tổ. Mặc dầu Ngài khinh thường các phép màu mà đệ tử
của Ngài cũng thêu dệt cả ngàn truyện về những việc thần kì Ngài đã thực
hiện được. Chỉ trong nháy mắt Ngài bay qua bên bờ kia con sông Gange;
cây tăm Ngài đánh rớt biến thành một cây cổ thụ to lớn; một lần, sau khi
Ngài thuyết pháp, “cả vũ trụ rung động”. Khi kẻ thù Ngài, Devadatta (Đề
Bà Đạt Đa) thả một con voi điên cho nó xông lại phía Ngài thì nó bị Ngài
chinh phục liền mà “tràn trề tình thương”. Căn cứ vào những chuyện đó,
Senat và vài nhà bác học khác kết luận rằng truyền kì về Phật do nhiều
huyền thoại cổ về mặt trời mà thành

[15]

. Điều đó không có chút quan hệ

nào cả; đối với chúng ta, Phật đại biểu cho tất cả những tư tưởng trong Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.