sâu sắc trong tư tưởng của những vị đó, bạn lại biết rõ đức hạnh, sự minh
triết của họ và biết họ đã đạt tới mức giải thoát nào, phải vậy không?”.
“Không phải vậy đâu, thưa Ngài!”.
“Dĩ nhiên, bạn đã suy nghĩ mà ức đoán các vị Chí Thánh sau này ra sao…
và bạn đã dùng óc thông minh của bạn để đo sự hiểu biết của họ rộng ra
sao, phải vậy không?”.
“Không phải vậy đâu, thưa Ngài”.
“Nhưng này, Sariputta, ít nhất bạn cũng biết tôi, chính tôi chứ… và đã hiểu
thấu tinh thần của tôi chứ?”.
“Thưa không ạ”.
“Sariputta, bạn nhận rằng bạn không biết rõ lòng các vị Giác ngộ thời
xưa, cũng không biết rõ lòng các vị sau này. Như vậy tại sao bạn lại dùng
những lời đẹp đẽ và khinh suất đó? Tại sao bạn lại không tiếc lời tán tụng
tôi như vậy?”.
Chính Ananda, đã chép lại những lời dạy bảo cuối cùng và cao thượng nhất
của Phật:
Này Ananda, tất cả những người nào, hoặc ngay bây giờ, hoặc sau khi ta
chết, tự làm ngọn đèn soi sáng cho mình, tự làm chỗ nương tựa cho mình,
không tìm một chỗ nương tựa nào khác ngoài chính mình ra, mà can đảm
coi Chân lí là ngọn đuốc… không tìm một chỗ nương tựa nào ở người khác
– những người đó sẽ lên được tới cái bực tối cao! Nhưng những người đó
phải lo học hỏi hoài mới được!
Phật tịch năm 483 trước công nguyên, thọ tám mươi tuổi. Ngài bảo: “Chư