Tức La Hầu La. (Goldfish).
Tức Ưu Lâu Tần Loa. (Goldfish).
Những tài liệu cổ nhất chép về Đức Phật dạy, và hơi đáng cho ta tin là
các kinh Pitaka (tức ảo luật) viết cho cuộc Hội nghị Phật giáo năm 241
trước công nguyên, hội nghị đó cho những lời chép trong kinh đó là đúng
lời Phật dạy, những lời đó đã truyền khẩu bốn thế kỉ từ khi Ngài tịch, và sau
cùng được chép lại thành tiếng Pali vào khoảng 80 trước công nguyên. Các
Pitaka đó chia làm tam tạng: Sutta tức kinh (kí sự), Vinaya tức luật, và
Abhidhamma tức luận. Chính trong Sutta-Pitaka người ta thấy những lời
đối thoại của Phật mà Rhys David đặt ngang hàng với những lời đối thoại
của Platon. Nhưng thực ra kinh đó không chắc chắn đã chép đúng lời dạy
của chính Đức Phật mà có lẽ chỉ là chép lời của các học phái Phật. Charles
Eliot bảo: “Mặc dầu những tập kí sự là công trình sưu tập của nhiều thế kỉ,
càng ngày càng tăng bổ thêm, nhưng tôi không có lí do gì để nghi ngờ rằng
trong những kí sự cổ nhất không có chút hồi kí của những người sống đồng
thời với Phật, đã thấy và đã nghe lời dạy của Phật”.
[Bảo luật: Tôi đã tạm sửa ảo luật thành bảo luật. Nguyên văn tiếng Anh là:
Baskets of the Law. (Goldfish)].
Chữ “không” do tôi thêm vào. Nguyên văn tiếng Anh cả câu: He
claimed “enlightenment”, but not inspiration; he never pretended that a
god was speaking through him. (Tạm dịch: Ngài cho biết mình “giác ngộ”,
nhưng không do linh cảm, Ngài không bao giờ tuyên bố rằng Thượng Đế
đã nói qua Ngài). (Goldfish).
Chánh kiến: sách in thiếu hai chữ này. Nguyên văn tiếng Anh là: right
views. (Goldfish).
Một thánh địa của Ấn Độ, nơi một chi nhánh của con sông Gange
(sông Hằng). Đức Phật có lần lại đó thuyết pháp.
Tôi ngờ bản tiếng Pháp in lộn ở đây: … il fut renvoyer aux trente-trois
qui…; có lẽ thiếu mấy chữ autres rois, tôi đoán như vậy mà thêm vô. Cũng
có thể là trentes rois (ba mươi vị vua) mà in lộn là trente troi (ba mươi ba).
(ND).