LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 103

tăng, bây giờ tôi dặn mọi người này. Tất cả những vật gì gồm nhiều yếu tố
thì thế nào cũng có lúc diệt. Tận lực hành đạo đi nhé”. Đó là di ngôn của
Ngài.


Chú thích:

[1]

Người ta thường bảo rằng thời đó, nhân loại phát sinh vô số thiên tài,

rực rỡ như ngôi sao. Mahavani và Phật ở Ấn Độ, Lão Tử và Khổng Tử ở
Trung Hoa, Jérémie và Isale thứ nhì ở Judée, các triết gia tiền Socrate ở Hi
Lạp và có lẽ Zarathoustra ở Ba Tư. Sự kiện đó cho chúng ta ngờ rằng
những nền văn minh cổ đó có ít nhiều liên lạc với nhau, chịu ảnh hưởng lẫn
nhau mà hiện nay chúng ta chưa định rõ được.

[2]

Tức những “truyền thuyết về Phật ra đời” viết vào khoảng thế kỉ thứ V

sau công nguyên. Một truyền thuyết khác, trong cuốn Lalitavistara đã được
Edwin Arnold viết phỏng ra tiếng Anh nhan đề là The Light of Asia. Võ
Đình Cường phỏng dịch ra tiếng Việt là Ánh Đạo Vàng. (ND).

[3]

Uposatha là bốn ngày thiêng trong tháng: ngày sóc, ngày vọng, ngày

mùng tám, và hai mươi ba âm lịch.
[Ngày sóc, ngày vọng có nghĩa là ngày mùng một và ngày rằm. (Goldfish)]

[4]

Bodhisattwa có nghĩa là về sau sẽ thành Phật, ở đây trỏ Đức Phật. Phật

có nghĩa là “giác”, một vị sáng suốt hiểu mọi sự lí trong vũ trụ. Phật chỉ là
một trong nhiều tôn danh người ta tặng Ngài. Chính tên tục là Siddharta
[Tất Đạt Ta] tên họ (thị tộc) là Gautama [Cồ Đàm]. Ngài cũng có tên là
Shakya-Muni [Thích Ca Mâu Ni] nghĩa là vị minh triết của bộ lạc Shakya,
và tên Tathagata [Như Lai] nghĩa là “Vị nắm được chân lí”. Nhưng Ngài
chưa hề lần nào tự xưng như vậy.

[5]

Cây sal: cây sal hay sala tức là cây Shorea robusta, có tác giả viết là cây

ashoka hay simsapa tức là cây vô ưu Saraca indica, còn có tên vàng anh.
(Theo Võ Quang Yến, Cây cối trong đời Đức Phật,

http://www.khoahoc.net/baivo/voquangyen/caycoitrongdoiducphat.htm

).

(Goldfish).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.