biện, và theo thói thời đó, thêm một câu rằng: “Ai thấy trong luận đề có chỗ
nào không vững, và bác được thì tôi xin đưa đầu cho mà chặt”. Cuộc tranh
biện kéo dài mười tám ngày, và theo lời Huyền Trang, ông thắng được mọi
người, làm cho những kẻ theo tà giáo phải luống cuống. (Theo một thuyết
khác thì các người tranh biện với ông thấy thắng không được, nổi lửa đốt
ngôi đền). Sau biết bao gian nan nữa, ông trở về tới Trung Hoa
, được
một minh quân Trung Hoa [vua Đường Thái Tôn] tiếp đón long trọng, các
kinh Phật mà vị thánh kiêm Marco Polo đó thỉnh ở Ấn Độ về, được chứa
trong một ngôi chùa đẹp đẽ và ngày đêm, một nhóm Cao tăng bác học được
nhà vua phái tới, giúp ông cùng dịch
Nhưng danh vọng của triều đại Harsha phù du và giả tạo vì chỉ dựa vào sự
khôn khéo và đức độ của một ông vua, mà vua chẳng phải chết? Harsha
băng rồi, một kẻ tiếm ngôi, và cái bề trái của chế độ quân chủ lại hiện rõ.
Ấn Độ phải trải qua gần một ngàn năm hỗn loạn. Ấn Độ cũng có thời
Trung cổ suy đồi như châu Âu, cũng bị các rợ xâm lăng, chia cắt, tàn phá.
Phải đợi tới khi đại vương Akbar xuất hiện, cảnh thái bình và thống nhất
mới được phục hồi .
IV. LỊCH SỬ RAJPUTANA
Các “võ sĩ” Ấn Độ - Thời đại các hiệp sĩ – Thành Chitor thất thủ
Trong suốt thời đại u ám đó, chỉ có công nghiệp anh hùng của miền
Rajputana là chiếu bừng lên một lát. Miền đó gồm những tiểu quốc tên rất
du dương: Mewar, Marwar, Amber, Bikaner vân vân… Dân chúng, một
nửa là người bản xứ, một nửa là hậu duệ các dân tộc xâm lăng Scythe hay
Hung Nô, đã dựng nên một nền văn minh phong kiến, các “rajah” (tiểu
vương Ấn Độ) của họ hiếu chiến và chỉ nghĩ tới nghệ thuật hưởng thụ chứ