LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 128

chanson de Roland. Theo người chép sử, tướng Hồi xâm lăng Alau-d-din
không muốn chiếm thành Chitor mà muốn chiếm công chúa Pudmini –
“danh hiệu này chỉ để tặng người đẹp nhất trong nước” – Viên tướng Hồi
bảo sẽ rút quân, không bao vây thành Chitor nữa nếu viên phụ chánh chịu
dâng công chúa cho hắn. Viên phụ chánh không chịu, hắn lại đề nghị sẽ rút
quân nếu chỉ cho hắn được thấy mặt công chúa thôi, cũng lại từ chối nữa,
sau cùng hắn chỉ xin được thấy cái bóng của công chúa trong gương thôi,
như vậy mà cũng bị từ chối nữa. Chẳng những vậy, các phụ nữ Chitor cũng
tiếp sức chồng con để bảo vệ đô thành và đàn ông Rajpute thấy mẹ và con
gái chết trong chiến tranh bên cạnh mình thì càng hăng mà chiến đấu tới
người cuối cùng. Khi Alau-d-din vô được Chitor thì trong thành không còn
lấy một người sống sót, bao nhiêu đàn ông đều chiến đấu mà chết hết, còn
những phụ nữ nào không ngả gục bên cạnh chồng con thì theo tục Jokur
ghê gớm, tự chất củi, châm lửa để thiêu mình.

V. THỜI CỰC THỊNH CỦA PHƯƠNG NAM


Các vương quốc miền Deccan – Vijayanagar - Krishna Raya – Một Mẫu
quốc thời Trung cổ - Luật pháp – Nghệ thuật – Tôn giáo – Hí kịch

Bọn xâm lăng Hồi càng tiến sâu vô thì văn hóa Ấn Độ càng lùi xuống
phương Nam, thành thử tới cuối thời Trung cổ, chỉ ở miền Deccan là còn
thấy những nét cao nhã nhất của nền văn minh Ấn Độ. Trong một thời gian,
bộ lạc Chalyuka còn duy trì được nền độc lập của vương quốc vắt ngang
qua Trung Ấn, từ bờ biển bên đây qua bờ biển bên kia, dưới triều
Pulakeshin II, vương quốc đó khá vinh quang và hùng cường để thắng được
Harsha, làm cho Huyền Trang phải phục và sứ thần Ba Tư Chosroès II phải
tỏ lòng tôn kính. Chính dưới triều đại đó, trong vương quốc của Pulakeshin,
xuất hiện những bức hoạ quan trọng nhất của Ấn Độ, tức những bích họa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.