LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 164

không thoát ra được, cũng như hầu hết các người Ấn Độ khác. Cảnh khốn
cùng của họ mà linh mục Dubois đã tả là hậu quả của năm chục năm lộn
xộn về chính trị; dưới các triều đại Mông Cổ, dân chúng Ấn tương đối đủ
ăn. Tiền công thấp: dưới triều Akbar, một lao công lãnh mỗi ngày từ nửa
quan Pháp tới 1 quan 35, nhưng vật giá cũng rẻ. Năm 1600, có một ru-pi
(bình thường bằng 5 quan Pháp) thì mua được 87 kí lúa mì hoặc 125 kí lúa
mạch! Năm 1901, một ru-pi chỉ có thể mua được 14 kí lúa mì và 20 kí lúa
mạch. Một người Anh ở Ấn năm 1616 bảo “khắp nước chỗ nào thực phẩm
cũng dồi dào” và “ai cũng có thể ăn bánh mì được, chứ không phải nhịn”.
Một người Anh khác du lịch ở Ấn thế kỉ XVII bảo mỗi ngày ông ta tiêu
không quá 60 xu Pháp.

Dưới triều Chandragupta và Shad Jehan, sự giàu có của Ấn Độ đạt tới mức
cao nhất. Dưới triều các vua Gupta, Ấn Độ nổi tiếng là giàu có phi thường.
Huyền Trang tả một thành phố Ấn có vườn bông, hồ nước, nhiều viện văn
học và nghệ thuật kiến trúc rất đẹp: “Dân chúng có vẻ phong lưu và những
đại phú gia không phải là hiếm: đâu đâu cũng có vườn hoa, vườn quả…
Dân có dong mạo dáng điệu phong nhã và bận y phục bằng tơ lụa long
lanh…, câu chuyện của họ dễ hiểu và gợi ý; gần như một nửa có tín
ngưỡng một nửa không”. Elphinstone bảo: “Các vương quốc Ấn Độ bị
người Hồi tiêu diệt, trước kia giàu có tới nỗi các sử gia ghi chép những
món bảo vật tiền bạc vì bọn xâm lăng cướp bóc, thấy nhiều quá, ghi không
xiết được, đâm ngán”. Nicolo Conti bảo rằng hai bờ con sông Gange, có vô
số châu thành gần như nối tiếp nhau; thành nào đường phố cũng thẳng
băng, nhiều vườn hoa, vườn quả, có nhiều vàng, nhiều bạc, kĩ nghệ và
thương mại phồn thịnh. Bạc vàng châu báu của vua Jehan nhiều tới nỗi phải
cất vào hai phòng mênh mông, cửa rất chắc, canh phòng kĩ lưỡng, mỗi
phòng chứa được khoảng 4.200 mét khối”

[12]

gần đầy nhóc vàng và bạc.

Vincent Smith bảo: “Cứ theo những lời ghi chép của người đương thời thì
chúng ta có thể tin rằng dân các đô thị Ấn thời đó sống rất phong lưu”. Các
du khách thời xưa cho rằng Agra và Fathpur-Sikri lớn hơn và giàu hơn
Londres. Anquetil-Duperron đi qua xứ Mahratte năm 1760 tưởng mình lạc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.