LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 165

vào cảnh “đào nguyên của hoàng kim thời đại… Dân chúng vui vẻ, khoẻ
mạnh, lực lưỡng”. Clive đi thăm cảnh Murshidabad năm 1759, cho rằng cố
đô của Bengale đó rộng rãi, đông đúc và giàu có ngang với Londres thời
đại ông và có những lâu đài cung điện đồ sộ châu Âu không bằng, những
đại phú gia ở Londres cũng không bằng”. Clive

[13]

bảo Ấn Độ là “một xứ

mà tài nguyên phong phú vô tận”. Bị truy tố trước Quốc hội Anh là làm
giàu mau quá, ông ta ngây thơ tự biện hộ rằng ông sống trong một cảnh
chung quanh có biết bao của cải, thành phố nào cũng phong phú, sẵn sàng
tặng ông mọi thứ nếu không thì cũng bị cướp bóc hết mất; các ngân hàng
để ông tự do lấy các bảo vật và vàng chất đầy trong hầm; rồi ông ta kết
luận: “Chính tôi trong lúc đương nói này, cũng ngạc nhiên rằng tại sao tôi
lại làm giàu một cách chừng mực như vậy”.

II. TỔ CHỨC XÃ HỘI


Chế độ quân chủ - Luật pháp – Luật Manou – Sự biến chuyển của chế độ
tập cấp – Tập cấp Bà La Môn thăng tiến – Đặc quyền và uy thế của họ -
Bổn phận của họ - Bênh vực chế độ tập cấp

Vì đường xá xấu, sự giao thông khó khăn nên hồi xưa chiếm được Ấn Độ
là việc dễ, cai trị Ấn Độ mới khó. Trước khi có những đường xe lửa, do địa
thế, Ấn Độ không thống nhất được, chỉ là một đám tiểu quốc rời rạc, cách
biệt nhau, hỗn độn. Trong hoàn cảnh đó, một chính quyền muốn đứng vững
phải có một đạo quân mạnh và trong những thời khủng hoảng – rất thường
xảy ra – phải có một thủ lãnh chuyên chế. Vì vậy Ấn Độ chỉ biết có chế độ
quân chủ. Nhưng dưới triều đại các vua bản xứ, dân chúng được hưởng
nhiều tự do, một phần nhờ chế độ cộng đồng trong các làng xóm và chế độ
phường trong các châu thành; một phần nữa nhờ giới quí tộc Bà La Môn
ngăn cản bớt sự lộng hành của nhà vua. Luật Manou có tính cách luân lí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.