LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 168


Ở trên đỉnh hệ thống đó có tám triệu nam Bà La Môn được hưởng nhiều
quyền lợi nhất. Dưới triều Açoka, vì sự phát triển của Phật giáo, tu sĩ Bà La
Môn mất một phần quyền hành, uy tín nhưng như mọi tăng lữ khác, họ kiên
nhẫn chờ thời và tới triều đại Gupta, họ lại phục hưng được mọi đặc quyền
của họ. Từ thế kỉ thứ II sau Công nguyên, họ được hưởng rất nhiều tặng
vật, đặc biệt là đất đai. Cho tới khi Ấn bị Anh thống trị, những đất cát đó
cũng như mọi tư hữu khác của Bà La Môn đều được miễn thuế. Luật
Manou khuyên các vua chúa đừng bắt các Bà La Môn đóng thuế dù các
nguồn lợi khác của quốc gia có cạn kiệt hết rồi chăng nữa, vì một người Bà
La Môn nổi điên lên, chỉ cần đọc vài lời thần chú nguyền rủa nào đó là có
thể làm cho nhà vua và tất cả đạo quân của triều đình tiêu diệt tức khắc.
Người Ấn không có tục lập di chúc, vì theo tục, gia sản của người mất tự
nhiên thuộc về các người con trai còn sống

[17]

, nhưng chịu ảnh hưởng

chủ nghĩa cá nhân của phương Tây, người Ấn sau này cũng lập di chúc và
tập cấp Bà La Môn ủng hộ tục lệ mới đó vì thấy nó có lợi cho họ, làm cho
tài sản của giáo hội tăng lên. Khi cúng tế, muốn dâng Thần cái gì thì dâng,
trước hết phải nhớ nộp tiền cúng cho thầy tư tế - như thầy cúng – đã; nộp
càng nhiều thì càng được khen là mộ đạo, càng được Thần phù hộ. Dân
chúng tin các phép màu, tin mọi thứ dị đoan lại càng làm cho bọn tu sĩ Bà
La Môn giàu xụ. Họ làm tiền dân chúng bằng mọi cách: người đàn bà nào
muốn cầu tự phải nộp trước một số tiền lớn; có khi họ còn bịa ra những lời
sấm để vét túi dân; hoặc xúi một kẻ tay chân của họ làm bộ điên, rồi tuyên
bố rằng mình bị Thần thánh trừng trị vì cái tội keo kiệt với các tu sĩ. Đau
ốm, kiện tụng, nằm mộng thấy điềm gở hoặc có điều gì lo ngại là chạy lại
hỏi một thầy Bà La Môn và dĩ nhiên phải nộp tiền cho thầy.

Sở dĩ bọn Bà La Môn có quyền hành như vậy vì họ nắm độc quyền tri thức.
Họ bảo vệ tục lệ - nhưng nếu có lợi cho họ thì họ không quên sửa đổi tục lệ
- họ dạy dỗ thanh niên, họ viết lách và chỉ họ mới là những nhà chuyên
môn giải thích các kinh Veda chứa những lời mặc khải, nhất định là đúng
không khi nào sai. Theo luật Bà La Môn, một người shudra [tức tập cấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.