LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 169

công nhân] mà nghe Thánh kinh thì tai sẽ điếc, bị đổ chì vào; nếu tụng
Thánh kinh thì lưỡi sẽ bị cắt đứt ra; nếu lại muốn học thuộc lòng thì thân
thể sẽ bị chặt làm hai; đó, họ doạ như vậy đó để giữ độc quyền truyền đạo,
dạy dỗ. Đạo Bà La Môn thành một đạo riêng của một tập cấp, không cho
quần chúng len lỏi vào. Cũng theo luật Manou thì người Bà La Môn được
Thượng Đế ban riêng cho cái quyền đứng trên các người khác. Nhưng
muốn được hưởng đặc quyền của tập cấp, một người Bà La Môn phải
chuẩn bị trong nhiều năm, sau đó được “tái sinh” và phong chức một cách
long trọng. Từ đó họ thành một nhân vật linh thiêng, không ai được xâm
phạm tới thân thể và của cải của họ nữa; nào phải chỉ có vậy mà thôi, theo
luật Manou thì “hết thảy cái gì ở trong vũ trụ đều là vật sở hữu của các
người Bà La Môn cả”. Dân chúng phải nuôi họ, hoặc riêng biệt từng người,
hoặc góp sức nhau cúng dường họ; công việc đó không phải là chuyện bố
thí mà là một bổn phận thiêng liêng. Đón một thầy Bà La Môn về nhà hầu
hạ tức là kính Thần; nếu sơ suất với thầy, không cung phụng đàng hoàng thì
khi thầy bước ra khỏi nhà, bao nhiêu việc thiện trước kia chủ nhà đã làm,
thầy sẽ mang theo hết, xoá bỏ hết

[18]

. Người Bà La Môn mà bị một tội

nặng thì nhà vua cũng không có quyền xử tử, chỉ có quyền đày đi một nơi
khác thôi mà vẫn được giữ mọi tài sản. Kẻ nào mới có ý đánh đập Bà La
Môn thôi thì sẽ bị đày xuống địa ngục trăm năm; nếu thực sự đánh đập rồi
thì phải xuống địa ngục ngàn năm. Một shudra mà thông dâm với vợ một
Bà La Môn thì bị hoạn và tịch thu hết tài sản. Một shudra mà giết một
shudra thì có thể được tha tội nếu nộp cho một Bà La Môn mười con bò
cái; giết một vaisya [tập cấp thương nhân] thì phải nộp một trăm con bò
cái; giết một kshatriya [tập cấp chiến sĩ] thì ít nhất phải nộp một ngàn con
bò cái; nhưng nếu giết một Bà La Môn thì không có cách gì chuộc tội được,
thế nào cũng bị xử tử, chỉ giết Bà La Môn mới thực sự là giết người.

Được những đặc quyền đó thì bù lại, bọn Bà La Môn cũng phải lãnh nhiều
nhiệm vụ và bổn phận. Người Bà La Môn không phải chỉ là một tu sĩ

[19]

,

còn phải làm những việc văn phòng, phải dạy học và viết sách. Dĩ nhiên,
phải học luật và các kinh Veda; đó là bổn phận chính; nội cái việc đọc các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.