người ta cưới gã từ khi nam nữ còn là con nít, như vậy thì còn chỗ đâu cho
ái tình lãng mạn nữa. Văn thơ Ấn cũng có tả tình luyến ái lí tưởng đó giữa
trai gái – chẳng hạn trong thơ của Chandi Das và của Jayadeva – nhưng chỉ
để tượng trưng sự khát khao của linh hồn muốn bay lên gần Thượng Đế;
còn trong đời sống hàng ngày thì ái tình lí tưởng chỉ là lòng hi sinh mù
quáng cho chồng. Thi ca tả tình đôi khi có cái giọng cao khiết như thơ của
Tennyson và Longfellow trong thời đại thanh giáo, đạo đức của Anh, đôi
khi trái lại có cái giọng đam mê đa dục như kịch thời đại Elisabeth. Một
nhà văn so sánh tình tôn giáo và ái tình, thấy hai tình cảm đó giống nhau vì
người mộ đạo với tình lang cũng có những lúc xuất thần như nhau; một nhà
văn khác kể ba trăm sáu mươi cảm xúc khác nhau trong lòng một tình nhân
và đếm những vết răng người đó cắn trên da thịt người yêu, hoặc tự tả mình
rắc hoa trên ngực người yêu; còn tác giả đoạn tả cặp Nala và Damayanti
trong anh hùng ca Mahabharata thì đúng là có cái giọng của các người hát
rong (troubadour) ở Pháp thời Trung cổ: cũng những thở dài não ruột, cái
nước da xanh xao như bị bệnh khó tiêu của bọn trai gái yêu nhau.
Ở Ấn, rất hiếm thấy những trường hợp người ta để cho thứ ái tình say đắm
đó đưa tới hôn nhân. Manou chấp nhận tám hình thức hôn nhân, mà hai
hình thức thấp kém, xấu xa nhất là cách cướp vợ, và lối cưới nhau vì tình;
còn lối mua vợ thì ông cho là rất tiện; nhưng ta cảm thấy nhà lập pháp danh
tiếng Ấn Độ đó nghĩ rằng hôn nhân nào xây dựng trên những lý do kinh tế
mới bền vững nhất. Thời linh mục Dubois viết về Ấn Độ thì hai từ ngữ Ấn
“cưới vợ” và “mua vợ” đồng nghĩa với nhau
. Ý kiến chung của người
Ấn thời đó là không gì bằng để cha mẹ định đoạt việc hôn nhân cho con
theo tục này: con trai phải cưới vợ trong tập cấp của mình, nhưng ở ngoài
nhóm hay gotra của mình. Có thể cưới nhiều vợ nhưng chỉ một người vợ ở
trong tập cấp của mình thôi và người vợ đó sẽ có quyền hành hơn những vợ
khác, nhưng Manou bảo tốt hơn chỉ nên có một vợ
.
Gia đình Ấn Độ đúng là kiểu gia đình người cha làm chúa tể, có đủ quyền
độc đoán với vợ, con và nô lệ. Đàn bà chỉ như một bông hoa, phải lệ thuộc