Bộ Bhagavad-Gita nhắc tới một bọn tà giáo không tin có Thượng Đế và
bảo “thế giới chỉ là một ổ truỵ lạc”. Chính các tu sĩ Bà La Môn cũng nhiều
khi hoài nghi nhưng họ quá hoài nghi nên không đả đảo tín ngưỡng của dân
chúng. Và mặc dầu các thi sĩ Ấn đa số là mộ đạo, nhưng cũng có những
nhà như Kabir
và Vemana chủ trương một thứ hữu thần luận rất
khoáng đạt, tự do.
Vemana, thi sĩ miền Nam Ấn Độ, sống ở thế kỉ XVII khinh các ẩn sĩ tu
hành khổ hạnh, các cuộc hành hương và chế độ tập cấp:
Đó là đời sống cô độc của con chó! Lối trầm tư của con sếu! Tiếng hát của
con lừa! Lối tắm gội của con ếch!... Trát tro lên đầy mình thì có khoẻ mạnh
hơn tí nào không? Các người chỉ nên nghĩ tới Thượng Đế. Còn ngoài ra,
một con lừa cũng có thể lăn trong bụi cát như các người vậy… Những cuốn
sách người ta gọi là Veda chỉ như những con điếm, lừa gạt người ta mà ý tứ
thật khó dò, còn cái ý thức rằng có Thượng Đế ở đâu đó, thì như một người
đàn bà lương thiện… Trát tro trắng vào mình, các người cho như vậy là
làm mất được mùi rượu đi ư? Cột một dây thừng vào cổ, như vậy đủ cho
các người thành một người “sinh hai lần” ư?... Tại sao các người cứ chửi
hoài bọn ti tiện (paria)?... Người nào bảo: “Tôi chẳng biết gì hết” là người
ấy khôn ngoan nhất.
Thật là một điều lạ, những lời mạt sát kịch liệt như vậy mà không bị trừng
trị trong cái xã hội bị một tập cấp tăng lữ thống trị về tinh thần, là Ấn Độ.
Trừ vài cuộc đàn áp của ngoại nhân, có lẽ vì các ông vua không phải là
người Ấn đó không biết thiết tha gì với các tín ngưỡng của người Ấn, dân
chúng được hưởng sự tự do tư tưởng vô cùng cao hơn châu Âu thời Trung
cổ, thời mà hai nền văn minh Ấn, Âu cũng ngang nhau. Các tu sĩ Bà La
Môn thực ra đã thống trị tinh thần dân chúng một cách sáng suốt và khoan
dung. Họ trông vào óc thủ cựu của dân nghèo để duy trì chính giáo, và họ
không bị thất vọng. Rồi khi các tà giáo và các tôn giáo ngoại lai được phổ
biến trong dân chúng tới mức có thể gây mối nguy cơ được thì họ bao dung