LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 237

màng hoạt dịch (membrane synoviale) và nhiều cân nhục hơn các nhà giải
phẫu ngày nay nữa. Các y sĩ Ấn trước Công nguyên cũng lầm lẫn như
Aristote, cho trái tim là trung tâm suy tư, và các thần kinh đều qui về tim và
cũng xuất phát từ tim. Nhưng họ đã hiểu kĩ bộ tiêu hoá – các dịch vị (sucs
gastrique) có tác dụng gì, thức ăn biến hoá ở bao tử (chyme) rồi đổi thành
dưỡng trấp (chyle) ra sao, và dưỡng trấp thấm vào máu ra sao. Đi trước
Weissmann hai ngàn bốn trăm năm, Atreya (khoảng 500 trước Công
nguyên) cho rằng tinh trùng của người cha thoát khỏi cơ thể người cha, độc
lập và tuy nhỏ tí mà chứa đủ cơ thể của người cha rồi. Ông khuyên đàn ông
trước khi cưới vợ nên để y sĩ khám kĩ cơ thể, và luật Manou cảnh cáo cha
mẹ về cái hại gả con cho những thanh niên bị bệnh lao, bệnh điên giản
(épilepsie)

[11]

, bệnh cùi, bệnh khó tiêu kinh niên, bệnh trĩ và… tật lắm

lời. Trước Công nguyên 500 năm mà các trường phái y khoa Ấn Độ đã
khuyên nên hạn chế sinh dục theo những phương pháp hợp với lí thuyết tân
tiến nhất của chúng ta ngày nay

[12]

. Họ mô tả sự phát triển của cái thai

một cách đúng lạ lùng và trong vài trường hợp, họ cho người đàn bà có
mang ăn một thức hoặc uống một thứ thuốc đặc biệt nào đó mà đoán được
sẽ sanh con trai hay sanh gái.

Cuốn sách thuốc cổ nhất của họ mà ngày nay còn giữ được là kinh
Atharva-Veda, trong đó xen vào cái đám lộn xộn đủ các thần chú, có những
đoạn kể các bệnh và triệu chứng của mỗi bệnh. Vì y khoa thoát li được
phương thuật một cách chậm chạp; y sĩ mới đầu dùng những cách rất thấp
kém dựa vào tâm lí, vào lòng tin của con bệnh, tức cách của phù thuỷ, rồi
lần lần mới tiến lên những phương pháp có ít nhiều tính cách khoa học, có
giữ chút gì của các phương pháp cũ thì cũng chỉ để cho bệnh nhân tin ở
thuốc thôi. Kinh Atharva-Veda chứa một phần phụ lục có nhan đề là Ajur-
Veda
hay “khoa trường sinh”. Các y sĩ Ấn thời đó cho mọi bệnh đều do sự
thác loạn của bốn cái này gây ra: không khí, nước, đờm dãi và máu, và họ
trị bằng thảo dược và bùa. Ngày nay ở Ấn vẫn còn dùng nhiều cách đoán
bệnh và trị bệnh từ thời cổ đó mà kết quả làm cho nhiều bác sĩ [Tây y] thèm
thuồng. Kinh Rig-Veda kể tên cả ngàn thảo mộc dùng làm thuốc và cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.