LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 243

chính thống rồi thì tha hồ tự do muốn phát biểu tư tưởng nào cũng được, dù
là tư tưởng hoàn toàn vô thần, cũng chẳng ai cấm đoán. Vì người Ấn để cho
tự do giải thích Thánh kinh ra sao tuỳ ý, mà các nhà giỏi biện luận
có thể tìm thấy trong các kinh Veda những đoạn để dẫn chứng mọi tư tưởng
của họ, nên người ta chỉ đòi hỏi một triết gia là chấp nhận tập cấp của
mình, như vậy được tiếng là đứng đắn, đáng trọng rồi, vì tất cả xã hội Ấn
dựng trên cơ sở đó [tức chế độ tập cấp], không chấp nhận nó tức thì là phản
loạn, mà chấp nhận nó thì có làm bậy cũng được, người ta sẽ nhắm mắt bỏ
qua cho. Quả thực các triết gia Ấn được vô cùng tự do hơn các bạn của họ
ở châu Âu, các triết gia trong phái kinh viện thời Trung cổ, có lẽ chỉ hơi
kém các nhà tư tưởng Ki Tô giáo dưới quyền các Giáo hoàng sáng suốt thời
Phục hưng thôi.

Trong số các triết hệ “chính thống”, tức darshana, sáu hệ có ưu thế tới nỗi
bất kì nhà tư tưởng Ấn nào sau này mà chấp nhận uy quyền của các Bà La
Môn đều tự nhiên thuộc vào một trong các phái đó cả. Cả sáu đều đồng ý
về một số nguyên tắc căn bản của tư tưởng Ấn Độ dưới đây: - các kinh
Veda là do mặc khải; - để tìm sự thực và đạt chân lí thì phép lí luận không
chắc chắn bằng phép trực giác, đốn ngộ của một người do nhiều năm tu khổ
hạnh, tuân theo lời thầy dạy mà tinh thần hoá sáng suốt, tế nhị dễ tiếp nhận
chân lí; - mục đích của tri thức và triết học không phải để thống trị thế giới
mà để thoát li khỏi thế giới; - suy tư là để tự giải thoát khỏi cảnh khổ não,
diệt dục vọng vì chính dục vọng không được thoả mãn là nguyên nhân của
đau khổ.

Những triết hệ đó rất hợp với những kẻ chán nản, không ham muốn gì hết,
không muốn chiến đấu, không màng của cải, “tiến bộ” và “thành công”.

Chú thích

[1]

Chúng tôi dành từ ngữ “con số” để dịch chữ nombre cho khỏi lẫn lộn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.