LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 261

cho ta được cái “tri thức” hoặc “chân lí”, mà chỉ biện hộ cho thói đam mê
nhục dục và thói kiêu căng của ta thôi. Con đường minh triết và an tĩnh tâm
hồn không đi qua cái mê cung của luận lí; nó kính cẩn giữ truyền thống, cứ
khúm núm theo đúng các nghi lễ chỉ trong các kinh sách. Có thể nói thêm:
như vậy nó làm cho người ta ngu xuẩn đi.

6. TRIẾT HỆ VEDANTA


Nguồn gốc – Shankara – Luận lí – Tri thức luận – Maya – Tâm lí học –
Thượng Đế - Luân lí – Phần khó khăn của hệ thống – Shankara mất.


Nghĩa gốc của từ ngữ vedanta là: cuối thời của các kinh Veda, tức qua thời
các Upanishad. Ngày nay người Ấn dùng từ ngữ đó để trỏ triết thuyết đã
ráng tạo một căn bản và nồng cốt hợp lí cho cái thuyết chính trong các
Upanishad (thuyết có uy thế nhất trong tư tưởng Ấn Độ) rằng Thượng Đế
(Brahman) và linh hồn (Atman) chỉ là một. Hình thức cổ nhất mà chúng ta
được biết về triết thuyết đó – triết thuyết lưu hành nhất ở Ấn - là kinh
Brahma-sutra của Badarayana (khoảng 200 trước Công nguyên), gồm 555
cách ngôn mà cách ngôn đầu tiên vạch rõ mục đích của toàn bộ như sau:
“Bây giờ, là cái ý muốn biết Brahman”. Gần một ngàn năm sau,
Gandapada soạn một cuốn chú giải các sutra đó, dạy phần bí truyền của
học thuyết cho Govinda, Govinda sau dạy lại cho Shankara. Sau cùng
Shankara soạn bộ chú giải nổi tiếng nhất, Vedanta, và thành triết gia lớn
nhất của Ấn.

Shankhara sống như một nhà hiền triết, một thánh nhân, cuộc đời ngắn ngủi
có ba mươi hai năm mà đạt được hai đức thận trọng và nhân từ của hạng vĩ
nhân có tư cách mạnh nhất và cao nhất ở Ấn. Ông sanh trong một gia đình
Bà La Môn siêng năng, trên bờ biển Balabar, từ bỏ của cải và ngay từ thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.