LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 263

đáng

[18]

, đâu là vĩnh cửu trong cái thường biến, đâu là toàn thể trong cục

bộ: đó mới là đức đầu tiên mà triết gia phải có. Đức thứ nhì là phải biết
nhận xét, điều tra và suy tư chỉ để tìm hiểu thôi, chứ không phải để phát
minh hoặc để cầu danh cầu lợi; đức này buộc triết gia phải tránh mọi thành
kiến, đừng mong đạt được kết quả của hành động. Đức thứ ba là phải tự
chủ, kiên nhẫn, bình tĩnh, vượt lên trên mọi cái lợi vật chất, mọi sự cám dỗ
của thế giới vật chất. Sau cùng, trong đáy tâm hồn, phải bừng bừng cái ý
muốn moksha, muốn tự giải thoát khỏi cái vô minh, bỏ cái ý thức rằng có
một cái “ngã” tách biệt, mà khoan khoái tự hoà vào trong cái Brahman (Đại
ngã) của toàn giác và của Nhất thể vô cùng. Tóm lại, triết gia không cần lô-
gích và lí trí bằng một kỉ luật gột sạch tâm hồn để được sâu sắc hơn. Mà đó
chẳng phải là bí quyết của mọi nền giáo dục chân chính, thực xứng với
danh ư?

Shankara kéo lui nguồn gốc triết học lại một điểm ở xa, đã lựa chọn tinh tế
mà mãi tới ngàn năm sau, mới có người nhận định được rõ, tức triết gia
Đức Kant, tác giả cuốn: Phê bình lí trí thuần tuý. Ông tự hỏi, làm sao có tri
thức được? Xét bề ngoài thì mọi tri thức đều do ngũ quan mà có, mà tri
thức không cho ta biết cái thực tại ở ngoài, chỉ cho biết sự thích nghi – có lẽ
là sự biến đổi – của thực tại sau khi nó tiếp xúc với giác quan của ta. Cái
giác quan xen vào giữa, làm trung gian, nên ta không biết cái “thực tại”
thực sự ra sao; chúng ta chỉ có thể nhận được cái vỏ bề ngoài của không
gian, thời gian, nguyên nhân, mà cái vỏ đó có lẽ do ngũ quan và trí óc của
ta dệt nên; như vậy cái lợi duy nhất là giúp ta bắt được cái thực tại lưu
động, làm cho ta thất vọng, hoài nghi thêm, biết rằng không thể nào có một
hình ảnh khách quan về nó được, các phương tiện nhận thức của ta luôn
luôn xen lộn vào vật mà ta thấy, chằng chịt, không sao gỡ ra được.

Chúng ta nên để ý rằng đó không phải là thái độ chủ quan của một người
tin rằng cứ ngủ đi là huỷ diệt được vũ trụ, không dùng tới ngũ quan thì vũ
trụ cũng không còn. Không, vũ trụ vẫn có đấy, nhưng nó là Maya – nó
không phải là ảo tưởng, mà là một hiện tượng, một bề ngoài do tư tưởng ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.