LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 262

thiếu niên đã thành một Sannyasi; ông thờ phụng một cách giản dị các thần
Ấn Độ, trầm tư mà thần bí cảm thấy Brahman. Ông cho rằng không thể có
một triết lí hoặc tôn giáo nào sâu sắc hơn triết lí và tôn giáo trong các
Upanishad. Ông sẵn sàng tha thứ đạo đa thần của dân chúng nhưng không
chấp nhận chủ trương vô thần của thuyết Shankhya hoặc chủ trương bất
khả tri của Phật Tổ. Vốn ở phương Nam, ông di cư lên phương Bắc, mới vô
Đại học Bénarès đã nổi tiếng liền, tới nỗi sau khi nhận những danh dự tối
cao của viện, ông được viện đề cử cầm đầu một phái đoàn gồm vài môn đệ
nữa, để dự các cuộc đại hội nghị triết học mà tranh biện trước công chúng,
bênh vực đạo Bà La Môn. Có lẽ trong thời kì ở Bénarès ông đã soạn những
cuốn chú giải UpanishadBhagavad-Gita, trong đó vừa có nhiệt tâm của
một nhà thần học, vừa có cái tế nhị của một nhà kinh viện học, ông mạt sát
tất cả các tà đạo đương lưu hành ở Ấn, nhờ vậy ông lập lại được cái địa vị
lãnh đạo tinh thần cho đạo Bà La Môn mà Phật Tổ và Kapila

[17]

đã

thời giành mất.

Bộ chú giải của ông có nhiều đoạn về siêu hình rất mù mờ, và nhiều đoạn
thuyết minh khô khan vô cùng, nhưng không thể trách ông được, mới ba
mươi tuổi mà ông đã vừa là thánh Thomas d’Aquin, vừa là triết gia Kant
của Ấn Độ. Như thánh Thomas d’Aquin, ông hoàn toàn thừa nhận uy
quyền các Thánh kinh của xứ ông, cho rằng những bộ đó chứa các điều
mặc khải; rồi ông vừa dùng kinh nghiệm vừa dùng lí trí để tìm những
chứng cứ tỏ rõ giá trị của các lời dạy trong các kinh đó. Nhưng khác với
thánh Thomas, ông không tin rằng chỉ dùng lí trí thôi mà có thể làm nổi
công việc đó được, trái lại, ông ngờ rằng chúng ta đánh giá quá cao khả
năng và nhiệm vụ của lí trí, quá trông mong vào đức sáng sủa của nó.
Jaimini có lí khi ông ta bảo rằng lí trí như một thầy kiện, chúng ta muốn gì
thì cũng chứng minh cho ta được hết; nó chứng thực cả những thuyết trái
ngược nhau nhất; rốt cuộc nó đưa tới sự hoài nghi, phủ nhận mọi giá trị của
đời sống và làm cho tư cách con người đồi trệ. Shankara bảo chúng ta
không cần tới cái “lô-gích”, mà cần sự sâu sắc, cái khả năng (gần giống
như nghệ thuật) có thể nhận được đâu là bản thể, chủ yếu trong cái bất-ổn-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.