Chú thích:
Chắc cũng như lối học huấn hỗ của nhà Nho thời trước. (ND).
“Không một nhà tu hành khổ hạnh Ấn nào mà không khinh miệt coi tri
thức mà giác quan và tri năng tặng ta”. “Các nhà minh triết Ấn không khi
nào lầm lẩn như chúng ta mà, về siêu hình học lại coi trọng cái chỉ do trí óc
tạo nên mà chẳng có thực thể gì hơn cái maya”.
Phòng khách, chỗ bọn trí thức, quí phái ở thế kỉ XVIII họp nhau bàn
phiếm về văn học, triết học, khoa học. (ND).
Spinoza cũng nói: “Cái hạnh phúc lớn nhất là thấy tinh thần mình hợp
nhất với toàn thể thiên nhiên”. “Yêu Thượng Đế bằng tri thức” [chứ không
phải bằng tình cảm], tất cả triết học Ấn Độ có thể tóm tắt trong mấy tiếng
đó.
Một phái bí mật gần như chủ trương phiếm thần luận ở thế kỉ thứ VI
trước Công nguyên, tiếp nhận nhiều truyền thuyết ngoại lai. (ND).
Vua Phổ thời Nietzche. (ND).
Chẳng hạn Bergson, Keyserling, Ki Tô giáo, khoa học thông thiên học.
Gần như một lời tiên tri. Ngày nay ta thấy hình như tinh thần tôn giáo
thịnh lên ở châu Âu, một châu Âu chia rẽ, suy nhược, và nhiều triết gia của
họ đương tìm hiểu triết học phương Đông mà họ nhận là thâm thuý. (ND).
[Chúng tôi dịch từ ngữ Syllogisme là tam đoạn luận] sự thực syllogisme
theo triết hệ Nyaya gồm năm đoạn: định lí, lí do, đại tiền đề, tiểu tiền đề và
kết luận. Thì dụ: 1. Socrate phải chết; 2, Vì ông ta là người; 3. Người nào