“Luôn luôn cảm thấy mỗi một vật đó, thì cũng như không cảm thấy gì
cả”. Hobbes.
Muốn cho ta dễ hiểu các hành động trong giai đoạn thứ VI, Eliot dẫn
một đoạn của Schopenhauer, trong đó rõ ràng là Schopenhauer đã chịu ảnh
hưởng của triết học Ấn Độ: “Khi một nguyên nhân thình lình nào đó hoặc
một tâm trạng nào đó, làm cho ý của ta ngưng lại một lát, thì ta không chú
ý tới động cơ của ý muốn nữa, mà lĩnh hội sự vật không tuỳ theo liên quan
của nó với ý muốn, và có thể nhận xét sự vật một cách hoàn toàn khách
quan; ta chú hết tinh thần vào nó mà ta coi là ý niệm chứ không phải là
động cơ của ý muốn. Tức thì ta thấy ngay được sự thoả mãn mà trước kia ta
không tìm ra vì còn dục vọng; và mọi sự được như ý hết”.
Tu viện trưởng Dubois, óc hẹp hòi, bảo người tu yoga là “bầy du thủ
du thực”. Người ta đôi khi gọi họ là bọn fakir, tiếng này là một tiếng Ả Rập
có nghĩa là “nghèo”, chỉ nên dùng để trỏ các tu sĩ Hồi nguyện sống trong
cảnh nghèo khổ.
Theo tôi yoga làm một cách tu hành hơn là một triết hệ. (N.H.L).
Bất-ổn-đáng: bản tiếng Anh chép là irrelevant. (Goldfish).
Danh từ maya ở đây có nghĩa hơi khác ý nghĩa thường dùng. (ND).
Bản tiếng Anh chép là: To Shankara the existence of God is no
problem, for he defines God as existence, and identifies all real being with
God. (Goldfish).
Do đó mà người ta gọi triết thuyết Vedanta là Advaita: thuyết bất nhị
nguyên.
Sankhara và phái Vedanta không chủ trương một thứ phiếm thần luận
hoàn toàn: các vật mà xét rời ra thì không phải là Brahman; chúng chỉ là
Brahman trong cái bản thể và thực thể không chia lìa, không thay đổi của
chúng. Sankhara bảo: “Brahman không giống với vũ trụ, (vậy mà) ngoài
Brahman ra không có gì hết; tất cả những cái chúng ta tưởng là hiện hữu ở
ngoài Brahman ra, sự thực không thể hiện hữu (như vậy được) chỉ là hiện
hữu một cách ảo giác như đi trong sa mạc mà thấy nước vậy”.