LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 275

Tôi xuống sự tuyệt diệt tôi, sự huỷ diệt vĩnh viễn
Để tới lúc phán xét cuối cùng, tôi khỏi bị sống lại
Bị uỷ thác vào tay cái Cá thể của chính tôi
hoặc bài thơ Hiền nhân thời cổ của Tennyson:
Nhiều lúc,
Ngồi một mình, suy tư đi nghĩ lại
Về cái tiếng, nó tượng trưng cho chính tôi,
Tôi cảm thấy cái giới hạn phù du này của Tôi
Tách ra, tan vào cái Bất khả danh, như một đám mây
Tan trên trời, rồi tôi nắn chân tay tôi – nó có vẻ
Không thuộc về tôi nữa – vậy mà tôi không nghi ngờ chút gì cả,
Thấy một ánh sáng rực rỡ; nhờ sự tự huỷ diệt cái tôi đó,
Tôi cảm thấy sống một đời rộng lớn hơn.
Các từ ngữ chính là những con ma cõi âm
Không thể làm mờ Mặt trời rực rỡ đó được.

[24]

Chúng ta không biết thuyết của Parménide cho rằng sự đa nguyên là

hư ảo, mà chỉ cái Duy Nhật là có thực thôi, đã chịu ảnh hưởng của các
Upanishad tới mức nào, hay ngược lại, đã ảnh hưởng tới thuyết của
Shankara; chúng ta cũng không thể biết được Shankara có ảnh hưởng tới
thuyết của Kant không, triết thuyết của hai nhà đó có những điểm giống
nhau lạ lùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.