cũng phải chết; 4. Mà Socrate là người; 5. Vậy thì ông phải chết.
Nguyên văn là “organon”, tác phẩm của Aristote về môn luận lí. (ND).
Tác phẩm cổ nhất của phái đó là cuốn Sankhyaharika của nhà chú giải
Ishvara Krishna, mới viết vào thế kỉ thứ V sau Công nguyên, và các cách
ngôn Sankhya-sutra mà hồi xưa người ta cho là của Kapila, sự thực chỉ mới
xuất hiện trong thế kỉ thứ XV, nhưng phái Sankhya đã có từ trước khi Phật
Tổ ra đời. Các kinh Phật và anh hùng ca Mahabharata luôn luôn nhắc tới
phái đó, và Winternitz đã chứng tỏ rằng Pythagore chịu ảnh hưởng của nó.
Trung hoa dịch là dĩ thái (ND).
Một người Ấn bình giải Kapila bảo rằng: “sự biến hoá của các Krakiti
chỉ có mỗi mục đích là tạo cảnh tưởng cho linh hồn”. Có lẽ Nietzsche có lí
mà cho rằng cách nhìn vũ trụ khôn ngoan nhất là cách coi nó chỉ là một bi
hài kịch có nghệ thuật thôi.
Tinh thần (ở đây in chữ hoa) là Purusha không có nghĩa như chúng ta
thường hiểu. (ND). [Trong đoạn 3 này từ “25. b) Tinh thần…” trở về sau,
trừ chữ Tinh thần ở đây tương ứng với chữ Purusha trong bản tiếng Anh,
các chữ Tinh thần khác đều tương ứng với chữ Spirit, cũng viết hoa.
(Goldfish)].
Không rõ bản Pháp dịch có in sai không. Hay là phải hiểu rằng: chỉ toàn
là khổ, buồn hãy còn là khá đấy. [Bản Pháp dịch chắc không sai vì bản
tiếng Anh chép là: Few are these days of joy, few are these days of sorrow.
(Goldfish)].
Coi đoạn 6 ở sau. (ND).
Trong Bhagawad Gita, do Edwin Arnold dịch, nhan đề là Bài ca thiên
phúc, Londres, 1925. Brahmacharya là nguyện vọng của người tu hành giữ
mình cho trong sạch. “Ngã” đây trỏ Krishna.
Những tu sĩ theo phương pháp yoga gọi là yogi. (Goldfish).
Diogène (413-323) là một triết gia Hi Lạp, sống trong một cái thùng,
vật dụng chỉ có một cái đọi, cũng như ta có mỗi một cái muỗng vùa. Một
hôm Alexandre hỏi ông ta muốn gì không, ông đáp: “Có, muốn anh đứng
né ra, đừng che ánh nắng của ta”. (ND).