LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 291

tắc luân lí, và các cái đẹp của cảnh Niết Bàn. Hoàng kim qui tắc được lặp đi
lặp lại dưới nhiều hình thức

[25]

; có vô số cách ngôn về sự minh triết

[26]

;

lại có những truyện ngụ ý khuyên răn đạo làm vợ, phải trung tín, kiên nhẫn
với chồng (Nala và Damayanti, Savitri), đúng với quan niệm của các phái
Bà La Môn.

Trường thi triết lí vĩ đại của nhân loại là Bhagavad-Gita (Bác Già – Phạn
khúc), tức thánh ca của Thượng Đế, cũng đem xen vô giữa cuộc giao chiến.
Nó là bộ Tân Ước của Ấn Độ, được trọng gần ngang với các kinh Veda,
được dùng tại các toà án để các chứng nhân đặt tay lên nó trước khi thề,
cũng như Thánh kinh ở các xứ Anglo-saxon và kinh Coran ở các xứ Hồi
giáo. Guilliaume de Humboldt bảo nó là “thiên trường thi đẹp nhất, có lẽ
duy nhất trong lịch sử các nền văn học… tác phẩm thâm thuý nhất, cao
thượng nhất mà nhân loại có thể sáng tác được”. Ấn Độ ít chú trọng đến cá
nhân, người viết không cần kí tên mà người đọc cũng chẳng muốn biết tác
giả là ai, nên ngày nay bộ đó không mang tên tác giả, cũng không ghi sáng
tác năm nào, có thể là 400 trước Công nguyên, mà cũng có thể là 200 sau
Công nguyên.

Thi phẩm tả cuộc đại xung đột giữa bộ lạc Kuru và bộ lạc Pandava, một
chiến sĩ Pandava tên là Arjuna không chịu chiến đấu vì phía địch có một số
thân thích của mình. Thần Krishna, cũng như một thần của Homère, tham
chiến ở bên cạnh Arjuna; Arjuna thưa với Krishna, lời lẽ y như của thánh
Gandhi hoặc chúa Ki Tô:

Khi tôi thấy ở phía kia đám bà con tôi

Lại đây để hai bên cùng đổ máu với nhau,


Thì tay chân tôi rã rời, lưỡi tôi khô lại trong miệng…


Điều đó không nên, ôi Keshav! Tốt sao được,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.