thú về văn chương, cái lợi thấy tâm hồn mình cao thượng lên, họ còn hãnh
diện rằng mình làm tròn bổn phận một kẻ tu hành. Họ tin chắc rằng đọc
trường ca Ramayana bao nhiêu tội lỗi của họ được chuộc hết và thánh thần
sẽ phù hộ cho họ có con trai; cho nên họ hết lòng tin đoạn kết rất tự đắc
dưới đây của trường ca Mahabharata là đúng:
Người nào đọc Mahabharata mà tin những thuyết trình bày trong đó thì gột
được hết tội lỗi của mình và chắc chắn chết đi sẽ được lên Thiên đường…
Món bơ bổ hơn các món khác ra sao, các người Bà La Môn cao quí hơn
các người khác ra sao… đại dương so với một cái ao nhỏ, mênh mông ra
sao, con bò cái quí hơn các loài bốn chân khác ra sao, thì Mahabharata
cũng cao quí hơn, mênh mông hơn các truyện khác như vậy… Người nào
chăm chú nghe các shloka
trong Mahabharata mà tin thì sẽ trường thọ,
có danh tiếng vững vàng trên cõi trần này và kiếp sau sẽ được hưởng vĩnh
phúc trên cõi Thiên đường.
Cũng gần như cổ văn Trung Hoa, các học giả mỗi miền (Hoa Bắc, Hoa
Nam…) hoặc mỗi xứ (Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam…) nói khác nhau,
nhưng đều dùng cổ văn để giao thiệp với nhau. (ND).
Họ dùng lối viết dính từ này với từ kia để tạo một từ mới, đây là hai thí
dụ làm cho ta thấy gớm:
citerapratisamkramayastadakarapattau,
upadanavisvamasattakakaruapattih.
Tamul: bản tiếng Anh chép là: Tamil. Theo Wikipedia thì tiếng Pháp là:
Tamoul. (Goldfish).