đó tên là Vasanta-sena xin Charu giữ giùm cho một cái tráp chứa các đồ tế
nhuyễn vì sợ kẻ thù muốn cướp giật của nàng; như vậy nàng có cơ hội
thỉnh thoảng lại thăm ân nhân của mình. Chàng bằng lòng, nhận cái tráp,
rồi đưa nàng về biệt thự của nàng.
Màn II là một màn phụ khôi hài. Một con bạc bị hai con bạc khác đuổi,
chạy trốn vào một ngôi đền. Khi tên vô sau tới đền thì tên thứ nhất đã ngồi
theo một tư thế, y như pho tượng. Hai tên kia ngờ ngợ, véo thử xem có thực
tượng đá hay không, không thấy nhúc nhích. Chúng bèn thôi không thử
nữa, đánh thò lò với nhau ở dưới chân bàn thờ. Trò chơi thú quá tới nỗi
“tượng” ta không nhịn được, ở trên bệ nhảy xuống đòi chơi, bị hai tên kia
đánh cho một mẻ, co giò chạy một mạch, được nàng Vasanta-sena cứu
thoát vì nhận ra hắn là tên đầy tớ cũ của Charu-datta.
Màn III, Charu và Maitreya đi nghe hoà nhạc về. Một đứa ăn trộm tên là
Sharvilaka bẻ rào, thó mất cái tráp đựng nữ trang. Khi Charu hay được, lấy
làm xấu hổ, sai đem chuỗi hạt trai cuối cùng của chàng lại thường cho
Vasanta-sena.
Màn IV, tên trộm Sharvilaka đem cái tráp tặng nữ tì của Vasanta-sena, tình
nhân của hắn. Nhưng nữ tì nhận ra được nữ trang của chủ, mắng hắn là
quân ăn trộm. Hắn đáp lại, giọng chua chát không kém Schopenhauer:
Hễ ta có tiền thì đàn bà sẽ chiều ta, mỉm cười hay khóc
Tuỳ ý ta; họ buộc đàn ông phải tin họ
Còn họ thì họ chẳng tin gì đàn ông.
Đàn bà bất thường như ngọn sóng
Trên biển cả, lòng yêu của họ vụt qua