LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 315

Muốn gom tất cả những cái gì bồi dưỡng tâm hồn, làm sao cho nó say mê,
vui thích không?

Bạn có muốn diễn tất cả cái đẹp trên trời và dưới đất bằng một tên duy
nhất không?

Nếu muốn thì tôi chỉ cho bạn một tên này thôi cũng đủ, tên
Shakuntala.

V. VĂN XUÔI VÀ THƠ


Ở Ấn Độ, văn xuôi và thơ chỉ là một – Ngụ ngôn – Sử kí – Truyện – Các thi
sĩ thứ yếu – Văn học bình dân xuất hiện – Chandi Das – Tulsi Das – Các
thi sĩ phương Nam – Kabir.

Văn xuôi mới xuất hiện ở Ấn hồi gần đây và ta có thể nói rằng nó là hậu
quả một tác động bại hoại do tiếp xúc với người Âu. Dân tộc Ấn có tâm
hồn thi sĩ thiên phú, cho rằng đề tài gì cũng có một nội dung nên thơ và có
thể viết thành thơ. Họ nghĩ hễ là văn chương thì phải dễ đọc lên, ngâm lên,
mà tác phẩm nào có giá trị trường cửu thì tất phải truyền bá bằng miệng
chứ không phải là chữ viết, nên tự nhiên họ tìm ra một hình thức có âm
điệu hoặc cô đọng như cách ngôn để cho dễ ngâm, dễ nhớ. Vì vậy hầu hết
văn học Ấn Độ viết bằng thơ; tác phẩm khoa học, y học, luật học hoặc nghệ
thuật thường viết bằng thơ, hoặc ít nhất cũng bằng một thứ văn xuôi nhịp
nhàng, có vần; ngay cả sách ngữ pháp và tự điển cũng có hình thức đó. Ngụ
ngôn và sử kí ở phương Tây viết bằng văn xuôi, ở Ấn thì đặt thành thơ rất
du dương.

Văn học Ấn Độ đặc biệt phong phú về ngụ ngôn và có thể rằng đa số những
ngụ ngôn lưu hành khắp thế giới như một thứ tiền tệ quốc tế, đều xuất phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.