LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 316

từ Ấn Độ

[9]

. Khi các truyền kì Jakata về lúc sanh và tuổi xuân của Phật

Tổ được truyền bá khắp nơi ở Ấn thì đạo Phật đạt tới mức thịnh nhất. Tập
ngụ ngôn nổi danh nhất là tập Panchatantra (Năm phương pháp

[10]

)

(khoảng 500 sau Công nguyên) chứa một số lớn các ngụ ngôn mà châu Á
và châu Âu đều thích thú. Bộ Hitopadesha (Lời khuyên tốt) là một tập các
truyện phóng tác theo các ngụ ngôn trong Panchatantra. Có điều này lạ
lùng: cả hai tác phẩm đó đều được người Ấn sắp vào loại Niti-Shastra,
nghĩa là loại dạy về chính trị và luân lí. Nhưng xét ra cũng dễ hiểu vì truyện
nào cũng có một kết luận luân lí hoặc nhắc một qui tắc trị dân; người ta cho
rằng phần đông các truyện đó do một hiền triết Bà La Môn tưởng tượng ra
để dạy các hoàng tử. Trong truyện đôi khi dùng những loài vật hèn mọn
nhất để diễn những quan niệm triết lí tế nhị nhất, như ngụ ngôn về con khỉ
chẳng hạn. Một con khỉ muốn sưởi ấm bằng ánh sáng một con tằm

[11]

,

một con chim vạch chỗ lầm lẫn của nó, bị nó nổi quạu giết chết; rõ ràng là
tác giả muốn cho ta thấy rõ cái thân phận của một nhà bác học ngây thơ đòi
diệt một ảo tưởng trong dân chúng

[12]

.


Sử kí không vượt lên khỏi trình độ kí sự hoặc tiểu thuyết mạo hiểm. Phải
chăng đó là hậu quả của một triết học coi thời gian và không gian chỉ là ảo
tưởng? Hay là hậu quả của các tinh thần trọng sự truyền miệng hơn là sách
vở. Dầu sao thì Ấn cũng không có một sử gia nào có thể sánh được với
Hérodote hay Thucydide (Hi Lạp), Plutarque hay Tarcite (La Mã), Gibbon
(Anh) hay Voltaire (Pháp). Các nhà chép kí sự của Ấn rất cẩu thả về việc
ghi năm tháng, nơi chốn, ngay cả khi họ chép đời các danh nhân, vì vậy mà
các nhà bác học Ấn đặt Kalidasa vào những thời đại cách nhau tới cả ngàn
năm. Cho tới ngày nay, người Ấn vẫn sống trong một thế giới mà tục lệ, tín
ngưỡng và phép tắc luân lí bất di bất dịch, nên họ không ước ao sự tiến bộ,
không quan tâm chút gì tới dĩ vãng của dân tộc. Về chính sử, họ coi các anh
hùng trường ca là đủ tin rồi, về tiểu sử các nhân vật thì đã có các truyền kì.
Vì vậy mà cuốn Buddhacharita của Ashvaghosha chép đời Phật Tổ chỉ là
một truyền kì chứ không phải một công trình nghiên cứu sử học; và năm
trăm năm sau, Bana viết cuốn Harshacharita cũng vẽ cho đại vương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.