LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 339

vẽ cho. Chẳng bao lâu ông nổi danh nhất trong nước, nhưng đương khi
danh ông lên đến tột đỉnh thì ông tự đâm cổ chết.

Bao giờ cũng vậy, hễ có một số người làm được một nghệ phẩm nào rồi thì
luôn luôn có những kẻ khác chẳng làm cái quái gì cả mà nhảy ra giảng giải
cho những nghệ sĩ kia, bảo phải làm như vầy, như vầy mới phải. Triết lí Ấn
chẳng liên quan gì tới môn “lô-gích” cả, vậy mà người Ấn lại thích “lô-
gích”, thích phân tích, tìm những phương pháp tế nhị của mọi nghệ thuật
rồi đặt thành những công thức nghiêm nhặt, hợp lí. Vì vậy mà ở đầu Công
nguyên, cuốn Sandaga (Ấn hoạ lục chỉ), định sáu “tiêu chuẩn” dưới đây
cho môn hoạ (cũng như sau này ở Trung Hoa):

1. Biết rõ hình dáng mỗi vật;

2. Thấy cho đúng, có chừng mực và cấu tạo cho đúng;

3. Tác động của tình cảm tới hình thức;

4. Trình bày, miêu tả cho nghệ thuật;

5. Phải giống;

6. Phải biết dùng ngọn bút và màu sao cho khéo.

Tới thời sau, xuất hiện một bộ qui luật về mĩ học rất tỉ mỉ, tức bộ Shilpa-
shastra
, trong đó tác giả ghi lại tất cả các luật lệ và truyền thống cho mỗi
ngành nghệ thuật, chủ ý là qui định một lần cho vạn đại. Tác giả bảo: nghệ
sĩ phải hiểu kĩ các kinh Veda, phải “thích thờ phụng Thượng Đế, trung tín
với vợ, tránh đừng giao thiệp với những phụ nữ kì cục và thành kính mở
mang kiến thức về mọi ngành”.

Muốn hiểu ngành hoạ ở phương Đông thì chúng ta phải nhớ rằng trước hết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.