LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 340

nó không chủ trương vẽ đúng cảnh vật, mà chủ trương diễn tình cảm, vì
vậy chỉ cần gợi ý thôi; rằng nó chú trọng tới đường nét hơn là màu sắc, tới
“tâm hồn” hoặc “tinh thần” của người và vật hơn là hình dáng bề ngoài.
Chúng tôi đã rán tìm mà không thấy trong môn hoạ của Ấn sự hiểu biết về
nghề, sự đa dạng và thâm thuý về quan điểm và cách phô diễn, như trong
môn hoạ của Trung Hoa và Nhật Bản. Một số người Ấn đưa ra cách giải
thích khó tin này: theo họ, sở dĩ môn hoạ của Ấn suy đồi vì nghệ thuật đó
dễ dàng quá, không phải tốn công, không xứng để dâng các thần linh. Có
thể rằng môn hoạ chỉ tạo những nghệ phẩm dễ bị huỷ hoại, tạm thời thôi,
nên không làm thoả mãn dân tộc Ấn, một dân tộc muốn biểu hiện các thần
linh của họ một cách lâu bền kia. Lần lần, đạo Phật càng chịu thờ các hình
tượng, và các đền thờ Bà La Môn càng tăng, thì môn hoạ nhường chỗ cho
môn đục tượng, màu sắc và nét vẽ nhường chỗ cho nét đục trong đá.

[1]

Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1757, tướng Anh Clive thắng viên thái thú

Hồi Siradj-out-Daoula ở Plassey (một làng ở xứ Bengale) và từ đó Ấn bị
Anh thống trị, mà nền văn minh của Ấn suy lần. (ND).

[2]

Bản tiếng Anh chép là: brass, nghĩa là đồng thau. (Goldfish)

[3]

Có lẽ Ấn Độ là xứ đầu tiên sản xuất các thứ vải, lụa in, nhưng nghệ

thuật ấn loát không phát đạt, mặc dầu kĩ thuật cũng giống nhau.

[4]

Do danh từ Ấn paijama, có nghĩa là “để che các ống chân”.

[5]

Vốn là tên một tiểu quốc ở trong dãy núi Himalaya, nơi đó dệt một thứ

hàng lông dê rất mịn. Và thứ hàng đó cũng gọi là Cachemire.

[6]

Thứ khăn “san” bằng len này rất mịn, gồm nhiều miếng nối với nhau

khéo tới nỗi tưởng như là một miếng một.

[7]

Nhạc khí cổ của phương Tây, tựa như cây tì bà.

[8]

Các vũ phàm tục Ấn Độ mà Âu và Mĩ được biết, là một hình thức nghệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.