LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 38

trọt được, những khi gió ngừng thổi thì Ấn Độ lại chịu cái nạn đói và chỉ
mơ tưởng cảnh Niết Bàn.

II. NỀN VĂN MINH CỔ NHẤT?


Ấn Độ thời tiền sử - Mehenjo-Daro – Cổ bực nào?

Vào cái thời mà các sử gia [phương Tây] tin rằng Hi Lạp đã mở màn cho
văn minh nhân loại, thì châu Âu ngây thơ cho rằng Ấn Độ sống trong cảnh
dã man cho tới khi các dân tộc châu Âu – anh em trong dòng Aryen của họ
- rời biển Caspienne, tiến xuống phương Nam, truyền khoa học và nghệ
thuật vào bán đảo đó mà dân chúng mới bắt đầu thoát li cảnh tối tăm ngu
muội. Các phát kiến gần đây đã phá tan ảo tưởng làm cho họ phấn khởi đó
– mà sau này chắc chắc còn nhiều phát kiến khác làm đảo lộn các kết luận,
tôi trình bày trong cuốn sách này. Ở Ấn Độ cũng như ở những nơi khác, các
chứng tích của buổi đầu nền văn minh bị chôn vùi dưới đất và các nhà khảo
cổ có tốn công đào cuốc tới mấy cũng không thể khai quật, tìm hết cho
được. Những di tích thời đại cổ thạch khí chất đầy trong nhiều tủ kính các
viện tàng cổ Calcutta, Madras và Bombay, tại nhiều nơi người ta đã đào
được di tích thời đại tân thạch khí. Nhưng đó chỉ là di tích về văn hoá, chưa
có thể gọi được là văn minh.

Năm 1924, có nhiều tin tức ở Ấn Độ kích thích các nhà khảo cổ khắp thế
giới. Ông John Marshall loan báo rằng các học giả Ấn Độ hợp tác với ông –
đặc biệt là ông R.D Banerji – đã tìm thấy ở Mohenjo Daro, trên bờ phía
Tây sông Indus - hạ, nhiều di tích của một nền văn minh có vẻ cổ hơn hết
các nền văn minh mà chúng ta được biết cho tới nay. Ở đó và Harappa,
cách vài trăm cây số về phía Bắc, họ đã đào đất và thấy bốn năm thành phố
chồng chất lên nhau, có mấy trăm ngôi nhà và cửa tiệm xây cất bằng gạch,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.