A, thi sĩ, bóng đã xế tà, tóc đã đốm bạc.
Mơ tưởng trong cảnh tịch liêu, thi sĩ có nghe thấy tiếng gọi của thế giới bên
kia không?
Thi sĩ đáp: Bóng đã xế, và tôi lắng tai nghe, vì dù có khuya chăng nữa thì
vẫn có thể có người trong làng gọi tôi.
Tôi thức để chờ khi có hai trái tim trẻ lang thang gặp nhau, hai cặp mắt
năn nỉ tôi gảy một khúc đờn để phá sự im lặng của họ, nói thay cho họ.
Nếu tôi ngồi ở bờ cuộc sống này mà mãi suy tư về sự chết và thế giới bên
kia thì ai dệt những lời ca say đắm cho họ?...
Tóc đốm bạc thì cũng mặc.
Tôi vẫn luôn luôn thấy mình trẻ như người trẻ nhất và cũng già như người
già nhất ở làng này…
Hết thảy họ đều cần đến tôi và tôi không có thì giờ nghĩ đến kiếp vị lai.
Tôi cùng tuổi với mỗi người dân trong làng này, vậy thì tóc đốm bạc có gì
là quan hệ?
IV. ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TÂY PHƯƠNG
Ấn Độ trên con đường biến chuyển – Biến chuyển về kinh tế - Biến chuyển
về xã hội – Chế độ tập cấp suy vi – Tập cấp và đoàn thể nghề nghiệp –
Nhiệm vụ mỗi ngày mỗi lớn của phụ nữ.