được sung sướng.
Bọn Aryen xâm lăng đó gốc gác ở đâu? Họ cho cái tên Aryen đó có nghĩa
là cao thượng, quí phái (tiếng Sanscrit arya là cao thượng, quí phái) nhưng
có lẽ đó chỉ là một cách giải thích bịa ra cho môn ngôn ngữ học hóc búa
thêm một chút vui tươi
. Dù sao thì cũng có thể gần tin chắc rằng họ gốc
gác ở bờ biển Caspienne và người Ba Tư cùng huyết thống với họ, hồi xưa
gọi miền bờ biển đó là Airyana-vaejo – nhà của người Aryen
. Gần
đúng vào thời người Aryen Kassite chiếm Babylone thì người Aryen
Védique bắt đầu xâm nhập Ấn Độ.
Sự thực những người Aryen đó là dân di trú hơn là kẻ xâm lăng (cũng như
người Germain khi chiếm Ý). Nhưng họ khoẻ mạnh, dai sức, ăn uống
nhiều, thô bạo, can đảm, chiến đấu giỏi, cho nên chẳng bao lâu làm chủ cả
Bắc Ấn. Họ dùng cung tên, chủ tướng mặc áo giáp, chiến xa, sử dụng rìu
búa và giáo mác. Họ còn thô lỗ quá, không biết giả nhân giả nghĩa tuyên bố
rằng cai trị Ấn Độ để khai hoá Ấn Độ. Họ chỉ muốn chiếm được đất cày,
nhiều đồng cỏ cho bò, ngựa, và khi ra trận họ hò hét không phải để đề cao
tinh thần dân tộc, quốc gia gì cả, mà chỉ để hô hào “chiếm cho được nhiều
bò”. Lần lần họ tiến qua phía Đông sông Indus và dọc theo sông Gange cho
tới khi làm chủ được hoàn toàn cõi Hindoustan
Qua giai đoạn xâm lăng rồi, tới giai đoạn tổ chức khai thác, cày bừa. Các
bộ lạc của họ họp nhau lại thành những tiểu quốc, mỗi tiểu quốc có một
ông vua mà quyền hành bị một hội đồng chiến sĩ hạn chế, mỗi bộ lạc cũng
có một người cầm đầu gọi là raja mà quyền hành cũng bị một hội đồng bộ
lạc hạn chế, sau cùng mỗi bộ lạc gồm nhiều làng cộng đồng tương đối tự trị
do một hội đồng gia tộc cai trị. Phật Thích Ca có lần hỏi Ananda (A Nan),
đệ tử thân tín của Ngài: “Con có nghe các người Vajjian thường tụ họp với
nhau và dự các buổi họp công cộng của thị tộc họ không?... Ananda này,
các người Vajjian mà còn tụ họp với nhau, còn dự các cuộc họp thị tộc như
vậy ngày nào thì chắc chắn là họ còn thịnh vượng ngày nấy chứ không suy