vi đâu”.
Cũng như mọi dân tộc khác, người Aryen cấm cả sự đồng tộc kết hôn lẫn
sự chủng ngoại kết hôn, nghĩa là không được kết hôn với người trong họ
gần mà cũng không được kết hôn với người ngoài thị tộc. Từ những qui tắc
đó mà phát sinh ra chế độ đặc biệt nhất dưới đây của Ấn Độ: bị chìm ngập
trong số thổ dân đông hơn họ nhiều mà họ khinh là một giống thấp hèn hơn
họ, người Aryen phải cấm các cuộc kết hôn với thổ dân để giữ cho khỏi bị
lai, nếu không thì chỉ một hai thế kỉ sẽ bị thổ dân đồng hoá, thu hút hết mà
mất giống. Đầu tiên, sự phân chia đẳng cấp dựa theo màu da
: một bên
là giống mũi dài, một bên là giống người mũi tẹt, một bên là dân Aryen,
một bên là dân tộc Naga và Dravidien, phải theo qui tắc kết hôn với người
cùng dòng giống. Ngày nay có biết bao tập cấp dựng trên di truyền, dòng
giống, nghề nghiệp, thời cổ không có vậy. Ngay người Aryen thời xưa, hôn
nhân cũng được tự do giữa kẻ sang người hèn, miễn là cùng dòng giống mà
đừng là bà con gần gũi quá.
Cũng vào khoảng mà Ấn Độ từ thời Veda (2000-1000) chuyển qua thời đại
“anh hùng” (1000-500), nghĩa là từ những hoàn cảnh sinh hoạt tả trong các
kinh Veda chuyển qua những hoàn cảnh sinh hoạt tả trong các tập anh hùng
ca Mahabharata và Ramayana, thì các nghề nghiệp cũng hoá ra chuyên
môn và càng ngày càng có tính cách cha truyền con nối, do đó mà sự phân
chia tập cấp
càng hoá ra nghiêm khắc hơn. Ở trên cao nhất là tập cấp
Kshatriya, tức chiến sĩ, họ cho chết trên sa trường mới là vinh, chết trên
giường là có tội.
Trong các buổi đầu, chính vua chúa cử hành các cuộc lễ tôn giáo (vua cũng
là giáo trưởng): các người Brahamane [Bà La Môn], tức tu sĩ, chỉ đóng các
vai phụ. Trong tập Ramayana, một Kshatriya cực lực phản đối cuộc kết hôn
của một “thiếu nữ cao khiết” dòng chiến sĩ với một “tu sĩ Bà La Môn bẻm
mép”, các sách đạo Jaïn cũng chấp nhận rằng tập cấp Kshatriya cao quí hơn
cả, còn các sách đạo Phật cho bọn Bà La Môn là “ti tiện” nữa. Ngay ở Ấn