người đàn bà tả trong anh hùng ca Ramayana: nàng Sita trung thành xuất
giá tòng phu, một mực khúm núm vâng lời chồng cho tới suốt đời, can đảm
chia sẻ mọi cảnh gian nan với chồng.
Sách viết trong thế chiến vừa rồi và hiện nay dân số trên bốn trăm triệu.
(ND).
[Hai chữ hiện nay trong chú thích này là năm 1970, tức năm cụ Nguyễn
Hiến Lê dịch cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ. (Goldfish)].
Từ thời Megasthène (khoảng -302) tả Ấn Độ do người Hi Lạp biết cho
tới thế kỉ XVIII, người châu Âu vẫn coi Ấn Độ là một xứ kì dị, bí mật.
Marco Polo (1254-1323) chỉ tả mơ hồ một dãi bờ biển phía Tây. Colomb
muốn tìm Ấn Độ mà lại gặp châu Mỹ. Vasco de Gama phải đi vòng châu
Phi mới tìm ra Ấn Độ, thời đó là thời con buôn tham tàn ngấp nghé các
món lợi của Ấn Độ. Còn các nhà bác học thì có vẻ không chú ý tới Ấn Độ.
Một nhà truyền giáo Hoà Lan ở Ấn Độ, Abranham Roger, là một trong
những người đầu tiên để ý tới Ấn Độ trong cuốn Open door to Hidden
Heathendom (1651). Dryden viết một kịch uyển chuyển về Ấn Độ, kịch
Aurengzeb (1675), và một tu sĩ Áo, Fra Paolino de S. Bartolomeo, cho in
hai cuốn ngữ pháp sancrit và cuốn Systema Brahmanicum (1792). Năm
1789, William Jones, một nhà Ấn Độ học danh tiếng dịch kịch Shakuntala
Kalidasa, bản dịch đó năm 1791 được chuyển qua tiếng Đức đã có tác động
mạnh mẽ tới Herder và Goethe, và anh em Schlegel - ảnh hưởng tới toàn
thể phong trào lãng mạn, phong trào này hi vọng tìm lại được ở phương
Đông cái thần bí và huyền diệu cơ hồ đã bị “thế kỉ ánh sáng” [tức thế kỉ
XVIII] và cái tiến bộ khoa học làm tiêu diệt ở phương Tây. Jones làm cho
cả thế giới ngạc nhiên khi tuyên bố rằng tiếng sanscrit có họ hàng hầu hết