Và thức ăn một khi phân phát đi rồi còn nuôi ai được nữa đâu.
Thức ăn dâng cho một tu sĩ Bà La Môn, tổ tiên ta còn làm sao dùng nó
được nữa?
Chính bọn tu sĩ quỉ quyệt đó đặt ra lệ đó, chúng ích kỉ bảo ta:
“Dâng đồ cúng và sống khổ hạnh đi, từ bỏ hết của cải đi mà cầu nguyện!”.
Nhưng làm gì có thế giới vị lai. Rama này, các hi vọng, và tín ngưỡng của
loài người toàn là hảo cả đấy:
Vậy cứ hưởng lạc trên cõi trần này và từ bỏ ảo tưởng vớ vẩn vô ích đó đi.
*
Khi Phật Thích Ca tới tuổi thành nhân, Ngài thấy ở Bắc Ấn, từ thành thị tới
lâm tuyền đâu đâu cũng vang lên những cuộc tranh luận triết lí mà thuyết
vô thần và thuyết duy vật đắc thắng. Những Upanishad cuối cùng và những
sách Phật giáo cổ nhất chứa đầy những đoạn ám chỉ các tà giáo đó. Có cả
một giới ngụy biện lang thang – bọn Paribbajaka, tức bọn lữ hành – già
nửa năm đi khắp làng này tới làng khác, thành thị này tới thành thị khác để
tìm tín đồ hoặc phản kháng những người chống lại họ. Có vài nhà dạy thuật
lí luận để chứng minh bất kì một điều gì, họ thật xứng đáng với danh hiệu:
“Bọn chẻ cái tóc làm tư” hoặc: “Loài lươn trơn tuột”
, có nhà chứng
minh rằng không có Thượng Đế, và đạo đức hoàn toàn vô ích. Dân chúng
bu lại nghe họ thuyết hoặc tranh luận, người ta còn xây cất cả những phòng
rất rộng làm chỗ hội họp cho họ trổ tài và các vị vua chúa còn tặng giải
thưởng cho những triết gia thắng trong các cuộc đấu khẩu đó nữa. A, cái
thời đó thật lạ lùng, đúng là trăm hoa đua nở bên cái dòng tư tưởng tự do
chảy tràn bờ