II. MAHAVIRA VÀ CÁC GIÁO ĐỒ JAЇN
Vị đại anh hùng – Tín ngưỡng Jaïn – Đa thần giáo vô thần – Tu khổ hạnh –
Tự tử để cứu rỗi – Kết thúc
Vào khoảng giữa thế kỉ thứ VI trước công nguyên, một em trai sinh trong
gia đình quí phái giàu có thuộc bộ lạc Lichchavi, ở ngoại ô châu thành
Vaishali, ngày nay là tỉnh Bihar
. Song thân em mặc dầu có của, nhưng
thuộc vào một giáo phái tin rằng sự tái sinh là một đại bất hạnh mà sự tự tử
là một đại phúc trời ban. Khi con trai được ba mươi mốt tuổi, hai ông bà tự
ý tuyệt thực để quyên sinh. Đứt ruột về hai cái tang đó, người con không
màng thế tục nữa, cởi bỏ hết y phục, bỏ nhà cửa mà lang thang trong miền
Tây Bengale như một nhà tu hành khổ hạnh để tìm huệ giác và sự thanh
khiết. Sau mười ba năm hoàn toàn thoát li xã hội như vậy, ông được một
nhóm đồ đệ tôn là Jina (có nghĩa là chinh phục), tức một vị đại sứ đồ, mà
theo họ, cứ cách một khoảng thời gian đều đều nào đó lại xuất hiện để đem
ánh sáng đạo đức cho Ấn Độ. Đồng thời họ đổi tên ông thành Mahavira, vị
đại Anh hùng, và tự gọi là Jaïn theo tín ngưỡng đặc biệt của họ. Mahavira
thành lập một tăng lữ tự nguyện sống độc thân và một phẩm chức, khi ông
mất
số tin đồ lên tới mười bốn ngàn.
Lần lần giáo phái đó dựng nên một hệ thống tín ngưỡng và thành một trong
những tôn giáo kì cục nhất trong lịch sử nhân loại. Từ một lí luận vô cùng
thực tế rằng tri thức nào cũng bị hạn chế, có tính cách tương đối và nhất
thời, họ đưa tới kết luận này là không có gì là hoàn toàn đích xác, cái mà ta
cho là đúng thì xét theo quan điểm khác sẽ thấy là sai. Họ kể chuyện sáu
người mù sờ voi. Người sờ cái tai, bảo voi là một cái nia lớn, người sờ cái