LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 80

được là thản nhiên với vui, khổ, hoàn toàn không bị ngoại vật chi phối. Một
tu sĩ Jaïn không được phép cày ruộng vì như vậy phải vỡ đất, giết các côn
trùng trong đất. Cũng không được uống mật, sợ làm hại đời sống của ong,
không được lọc nước để uống sợ sẽ làm chết các sinh vật nhỏ li ti trong
nước, đốt đèn thì phải che chung quanh ngọn đèn để cho các loài sâu (như
con thiêu thân) khỏi vô ý đụng vào lửa, và đi đâu phải quét sạch đất ở phía
trước để khỏi dẫm nhằm các sinh vật. Không bao giờ được giết bất kì con
vật nào dù để tế lễ, và nếu theo đúng tín ngưỡng cho tới cùng thì nên lập
những trại, những chuồng, như ở Ahmedabad, để nuôi các loài vật già hoặc
bị thương. Chỉ có mỗi sinh mạng cho họ có quyền diệt là sinh mạng của
chính họ. Đạo của họ chấp nhận sự tự tử, đặc biệt là cách tuyệt thực để tự
tử vì cách đó để tỏ rằng đã hoàn toàn thắng được cái ý chí mù quáng muốn
sống. Một số lớn giáo đồ Jaïn chết cách đó và hiện nay các trưởng phái còn
tuyệt thực để chết.

Tại một xứ mà cuộc sống thời nào cũng gay go thì một tôn giáo phủ nhận
cuộc sống như vậy chắc được nhiều người theo lắm, nhưng ngay ở Ấn Độ,
lối tu khổ hạnh quá mức đó làm cho tôn giáo khó truyền bá được rộng.
Ngay từ buổi đầu, giáo phái Jaïn luôn luôn chỉ là một thiểu số, và ở thế kỉ
thứ VII, khi nhà sư Huyền Trang ở Trung Hoa qua, thấy họ đông và có uy
thế, có lẽ chính là thời cực thịnh của họ sau một lịch trình tiến hoá không
sôi nổi gì lắm. Vào khoảng 79 sau công nguyên, có một sự chia rẽ về vấn
đề khoả thân, từ đó hai phái: phái Shwetambara – bận áo trắng – và phái
Digambara mà y phục chỉ là không khí. Ngày nay cả hai phái đều ăn bận
theo thời và theo tục trong miền, chỉ riêng các vị thánh của họ là hoàn toàn
khoả thân đi ngoài đường. Hai phái đó lại chia làm nhiều tiểu phái nữa:
phái Digambara chia làm bốn tiểu phái, còn phái Shwetambara chia làm
tám mươi bốn tiểu phái. Cộng cả hai phái hiện nay chỉ gồm 1.300.000 tín
đồ trên một dân số 320.000.000. Chính thánh Gandhi cũng đã chịu ảnh
hưởng mạnh của tôn giáo đó, ông coi giới luật ahimsa là qui tắc trong đời
sống và đời hoạt động chính trị của ông, ông chỉ quấn một miếng vải ở
dưới bụng và rất coi thường sự tuyệt thực tới chết. Các tín đồ Jaïn có quyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.