đẳng, thành thử không ai sống yên ổn giữa các máy móc được. Bậc hiền
nhân không nên có của cải gì cả, đừng dùng vàng; phải như Timon
để
thứ kim loại ấy nằm yên trong lòng đất, còn trân châu thì để yên chúng
dưới đáy biển. Phải rán hiểu rằng “vạn vật chỉ là một, mà sinh tử cũng như
nhau” [Thiên Địa], như nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, như những đợt
sóng trên biển.
Trọng tâm tư tưởng của Trang tử cũng như của triết gia nửa thần thoại, Lão
tử, mà Trang coi là sâu sắc hơn Khổng tử nhiều, là một ảo tưởng huyền bí
về một cái vô ngã, rất gần với đạo Phật và các Upanishad trong các kinh Vệ
Đà, khiến chúng ta phải ngờ rằng các thuyết siêu hình của Ấn Độ đã truyền
qua Trung Quốc ít nhất là bốn thế kỉ trước khi đạo Phật vô Trung Quốc.
Đành rằng Trang Tử theo thuyết bất khả tri, thuyết định mạng lại bi quan
nữa, nhưng ông vẫn được coi là một vị thánh về chủ nghĩa hoài nghi, một
người say mê cái Đạo. Tinh thần hoài nghi của ông hiện rõ trong truyện
dưới đây:
Cái bóng lờ mờ của cái bóng hỏi cái bóng: “Lúc nãy anh đi, bây giờ anh
ngừng, lúc nãy anh ngồi, bây giờ anh đứng. Sao anh không có một thái độ
độc lập?
Cái bóng đáp: “Tôi tuỳ thuộc một cái gì đó chăng? [cái gì đó là cái hình],
cái gì đó lại tuỳ thuộc một cái khác chăng?... [Tề vật luận].
Làm sao tôi có thể cho anh biết được vì lẽ gì tôi làm việc này mà không làm
việc kia? Khi cơ thể tan rã thì cái thần cũng phân tán, điều đó chẳng buồn
ư? Chúng ta thấy vạn vật đều lớn lên rồi đều tiêu tan mất mà chúng ta
không biết cái gì gây ra sự biến đổi đó bắt đầu thành hình từ lúc nào, chết
và tiêu tan vào lúc nào? Chúng ta đành phải đợi thôi, không còn cách gì
khác… [Sơn mộc].
Trang tử biết rằng những vấn đề đó sở dĩ đặt ra, do bản thể của sự vật thì ít