LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 99

4. Trang tử, nhà duy tâm

Ttở về thiên nhiên – Một xã hội không có chính quyền – Đạo trời – Giới
hạn của tri thức – Sự tiến hoá của loài người – Thợ đúc lớn (tức tạo hoá) –
Ảnh hưởng triết học Trung Hoa tới châu Âu

Khó mà tả được cái ý trở về thiên nhiên, vì thời đó cũng như mọi thời khác,
bao giờ cũng có những người bênh vực nó; và do một sự ngẫu nhiên lạ
lùng, chính triết gia bênh vực nó thời Chiến Quốc cũng là nhà văn có tài
nhất đương thời.

Trang tử yêu thiên nhiên như yêu một cô tình nhân duy nhất vào tuổi và lúc
nào cũng sẵn sàng đón ông dù ông có lúc tình phụ nàng

[4]

; tác phẩm triết

lí của ông có cái giọng vừa lãng mạng nên thơ như Rousseau, vừa trào
phúng cay độc như Voltaire (…) Trang tử vừa là một triết gia vừa là một
văn hào.

Ông sanh ở nước Tống, mới đầu làm một chức lại (quan nhỏ) ở Tất Viên.
Ông cũng lại triều đình các vua chư hầu như Mạnh tử nhưng trong các tác
phẩm của Mạnh và Trang lưu lại, không thấy người nào nhắc tới người kia;
có lẽ họ quí nhau cũng như thói thường các người sống cùng thời vậy!
[Trang tử kém Mạnh tử khoảng mười tuổi].

Sử chép ông hai lần từ chối những chức vụ quan trọng khi vua Nguỵ vời
ông làm tể tướng, ông đuổi sứ giả của nhà vua về mà giọng xẵng như giọng
một văn sĩ bị người ta quấy rầy trong lúc đang mơ mộng: “Dông đi, đừng
làm bẩn mắt tôi nữa. Thà ta lết trong một cái rãnh đầy bùn và rác; còn hơn
là chịu những lễ nghi bó buộc của triều đình”

[5]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.