LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 98

Hobbes sau này:

Tính con người vốn ác, cái gì thiện là do con người đặt ra

[1]

. Tính con

người sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn
nhau mà sự từ nhượng không có; sinh ra là đố kị, thuận theo tính đó thì
thành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có; sinh ra có lòng muốn của tai
mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn
mà lễ nghĩa, văn lí không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận
cái tính của người ta, tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào quyền lợi của nhau,
làm loạn cái lí mà mắc cái lỗi tàn bạo. Cho nên phải có thầy có phép để cải
hoá (cái tính) đi, có lễ nghĩa để dắt dẫn nó, rồi sau mới có từ nhượng, hợp
văn lí và thành ra trị. [Tính ác].

Đời xưa thánh nhân biết tính người là ác… cho nên khởi xướng ra lễ nghĩa
và chế định ra pháp độ để uốn nắn cái tính của người ta mà chính lại để
nuôi hoá cái tính tình của người ta mà dắt dẫn, khiến cho theo cái trị, hợp
với cái đạo. [Tính ác].

Tuân tử kết luận như Tourgueniev [một văn sĩ Nga ở thế kỉ XI] rằng thiên
nhiên không phải là một đền thờ mà là một cái xưởng, nó cho ta nguyên
liệu rồi trí tuệ của ta phải chế tạo ra hết. Ông nghĩ rằng khéo dạy dỗ thì có
thể làm cho kẻ ác thành ông thánh. Và vì ông cũng là một thi sĩ nên đem tư
tưởng của Francis Bacon

[2]

đặt thành vè

[3]

:


Tôn trọng trời [thiên nhiên] mà mến trời thì sau bằng để cho vật súc tích
nhiều, ta tài chế nó mà dùng? Theo trời mà ngợi khen trời thì sao bằng tài
chế cái mệnh trời mà dùng? Trong mong thời [tiết] mà đợi thời thì sao
bằng ứng thời mà điều khiển thời? Nhân những vật đã có sẵn mà mong cho
nó nhiều ra thì sao bằng dùng tài trí của mình mà biến hoá ra cho nhiều?
[Thiên luận].

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.