Khối sầu vạn cổ đập tan hoang!
(Vô danh dịch)
Cái sầu vạn cổ ấy là cái sầu gì? Phải là cái sầu thất tình chăng? Không
chắc, vì mặc dầu người Trung Hoa cũng vui khổ vì tình như chúng ta
nhưng thi sĩ của họ ít khi
diễn tả nỗi sầu tình của họ trong thơ. Không,
cái sầu vạn cổ ấy là cái sầu vì chiến tranh, vì loạn lạc, xa nhà; vụ An Lộc
Sơn chiếm kinh đô, Minh Hoàng phải đào tẩu, Dương Quí Phi bị giết, rồi
Minh Hoàng trở về cung điện bị tàn phá, những biến cố ấy gợi cho Lí thấy
bi kịch của nhân loại. Ông rên rĩ: “Chiến tranh không chịu chấm dứt!” và
ông nghĩ tới tất cả các chinh phụ phải hi sinh chồng cho thần chiến tranh:
Tháng chạp tới rồi! Thiếu nữ Yu-chow [?] sầu muộn,
Không hát, không cười nữa; cặp lông mày rậm đen của nàng cau lại.
Nàng tựa cửa nhìn khách qua đường.
Nghĩ tới người đã can đảm vác gương ra chống đỡ biên cương,
Người đã chịu cái lạnh buốt xương bên kia Vạn Lí trường thành,
Người đã ngả gục trên chiến trường, không bao giờ trở về nữa.
Trong cái tráp vàng lót da hổ [?] nàng còn giữ
Hai mũi tên có lông trắng.
Giữa đám mạng nhện và bụi bậm
Chúng gợi cho nàng nỗi sầu vô hạn: mộng xuân thế là hết!
Nàng liệng tất cả những di tích đó vào lửa.
Người ta có thể đắp đê ngăn nước sông Hoàng Hà,
Nhưng ai ngăn được nỗi sầu khỏi dâng lên trong lòng khi tuyết rơi và gió
Bấc thổi?
Chúng ta có thể tưởng tượng ông lúc này lang thang từ thị trấn này tới thị
trấn khác từ tỉnh này sang tỉnh khác, như Tsui Tsung-chi [?] đã tả: “Vai
mang một tay nải đầy sách, ông đi hàng ngàn cây số như một đạo sĩ, với
một đoản đao giấu trong tay áo và một tập thơ trong túi”. Trong những