LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 137

văn minh thì càng có nhiều ý niệm trừu tượng, cho nên ngôn ngữ Trung
Hoa, ít nhất là trong hình thức chữ viết, đã thành một thứ ám hiệu gợi
những ý tế nhị; và có lẽ cũng do lẽ ấy, thơ Trung Hoa vừa gợi ý vừa cô
đọng, chỉ muốn dùng chữ như nét hoạ để biểu lộ một cái gì thâm thuý, vô
hình. Nó không biện luận, nó gợi cho ta hiểu thôi, nó nói ít, làm thinh nhiều
hơn, và chỉ một người phương Đông mới bổ sung được vào chỗ thiếu thốn
tương đối đó. Người Trung Hoa thường nói: “Cổ nhân cho rằng thơ thì phải
ý tại ngôn ngoại, người đọc thơ phải tự tìm ra cái ý đó”.

Thơ Trung Hoa cũng như lễ nghi và nghệ thuật của họ có cái nét vô cùng
thanh nhã giấu kín dưới một vẻ giản dị bình tĩnh. Nó không ưa tỉ dụ, so
sánh, nói bóng bảy mà chỉ gợi cho ta về đề tài thôi. Nó tránh sự phóng đại,
những cảm xúc nồng nàn; người nào có óc già giặn cũng thích giọng kín
đáo của nó, thích những ý tại ngôn ngoại của nó; hiếm thấy giọng lãng mạn
lắm, nhưng thường thấy những tình cảm thâm thuý diễn tả một cách từ tốn,
hoàn toàn cổ điển:

Loài người sống cách biệt nhau
như những ngôi sao cùng vận chuyển
mà không bao giờ gặp nhau.
Cùng một ngọn đèn mà chiếu sáng cả cho hai chúng ta, như vậy chẳng là
tuyệt ư?
Ngày xuân ngắn ngủi.
Hai thái dương

[21]

của ta đã nhắc nhở rằng ta già rồi.

Ngay bây giờ đây, một nửa số người chúng ta quen biết đã thành ma rồi
Ta xúc động tới thâm tâm

[22]

.


Đôi khi người ta đâm chán vì gặp lại hoài giọng sầu cảm trong những thơ
đó, phải nghe hoài lời than van về bóng câu qua cửa sổ, về xuân bất tái lai.
Chúng ta thấy rằng văn minh Trung Hoa đời Đường Minh Hoàng đã già
cỗi, như suy nhược rồi, và các thi sĩ của họ như hầu hết các nghệ sĩ phương
Đông cứ bám lấy những đề tài đã cũ, chỉ đua nhau dùng tài năng để tạo một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.