mại bị quốc hữu hoá: quốc gia mua sản phẩm ở mỗi nơi, một phần chứa
trong các kho để sau này dùng tới, một phần đem bán khắp nước, những
nơi nào thiếu
. Triều đình có một uỷ ban ngân sách, xét xem phải tiêu
bao nhiêu, thu được bao nhiêu để tiết kiệm được những số tiền lớn, khỏi
thất thoát vào những cái túi rộng của bọn tham nhũng. Người già, người
thất nghiệp, người khốn cùng được trợ cấp. Chính sách giáo dục và chế độ
thi cử được xét lại để tuyển những người có kiến thức thực tế, chứ không
bàn suông về đạo Khổng bằng những câu hoa mĩ, khoa đại; giáo dục bớt
chú trọng tới hình thức, tới nhớ nhiều, và theo lời một sử gia Trung Hoa thì
trong một thời gian, bọn “học sinh tại các trường làng cũng bỏ thơ phú đi
mà học sử kí, địa lí, kinh tế”.
Tại sao những gắng sức nhân đạo đó lại thất bại? Trước hết có lẽ vì cuộc thí
nghiệm có nhiều yếu tố thuộc về hành động hơn là về lí thuyết thuần tuý.
Đành rằng, theo nguyên tắc, bọn phú gia phải gánh phần thuế nặng nhất,
nhưng sự tiêu pha của quốc gia cứ tăng hoài, quốc gia phải thu nhiều lúa
ruộng, đó là một gánh nặng cho toàn dân, nghèo cũng như giàu. Cho nên
chẳng bao lâu, bọn dân nghèo cũng đứng về phe người giàu, kêu ca rằng
thuế má nặng quá; loài người bao giờ cũng muốn quốc gia lãnh thêm nhiều
chức vụ, trách nhiệm nhưng lại không chịu trả cái giá của một chính quyền
như vậy [nghĩa là muốn quốc gia bảo đảm an toàn cho mình, nhưng không
muốn đóng thuế]. Lại thêm, Vương An Thạch tuy giảm số lính chính qui,
thường bị cho dân đỡ phải nuôi, nhưng để bù vào số giảm ấy, ông buộc gia
đình nào có hai người đinh trở lên thì bắt một người làm “bảo đinh”, dạy
cho võ nghệ, hễ có chiến tranh thì dùng làm lính
. Ông giao ngựa và cỏ,
lúa cho dân nuôi, dân phải săn sóc kĩ để khi có chiến tranh thì nhà nước lấy
mà dùng
. Khi có ngoại xâm và các cuộc nổi loạn trong nước, tân pháp
của Vương An Thạch hoá ra mất lòng dân. Sau cùng, còn một nguyên nhân
nữa: ông gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng những nhân viên đủ
liêm khiết; con “quái vật quan lại” bị chứng tham nhũng nặng tới mức
Trung Hoa cũng như nhiều quốc gia khác từ thời đó tới nay đã phải lựa
chọn: hoặc là để cho tư nhân ăn cắp, hoặc là để cho công chức gian lận.