Bọn thủ cựu – cựu pháp – do một người em ruột của Vương An Thạch
[Vương An Quốc] và sử gia Tư Mã Quang cầm đầu, chứng tỏ với nhà vua
rằng tân pháp không thể thực hiện được: con người, đa số là tham nhũng,
bất tài nên chính quyền không kiểm soát nổi kĩ nghệ, đó là một ảo tưởng;
cách tổ chức xã hội tốt hơn cả là theo chủ nghĩa phóng nhiệm, mặc cho dân
chúng sản xuất rồi phân phối theo bản năng kinh tế của họ. Bọn nhà giàu bị
thiệt hại nhiều vì thuế nặng và vì nhà nước quốc hữu hoá thương mại, nên
cho tiền dân nghèo để chê bai tân pháp, ngăn cản sự thực hiện tân pháp, kết
cuộc phải bãi bỏ. Phe đối lập được tổ chức mạnh mẽ, làm áp lực với nhà
vua và sau mấy năm liền hết lụt tới hạn hán, một ngôi sao chổi xuất hiện,
nhà vua kinh hoảng, phải cách chức Vương, huỷ bỏ các sắc lệnh trước , trao
quyền cho phe chống Vương. Một lần nữa, mọi sự trở lại như cũ
.
2. Tri thức phục hưng
Tấn bộ của sự bác học – Giấy và mực – Tiến tới sự phát minh nghề in –
Cuốn sách đầu tiên – Giấy bạc – Hoạt tự - Tuyển tập, tự điển, các bộ toàn
thư
Trải qua bao nhiêu chiến tranh, cách mạng, thay đổi triều đại, đời sống dân
Trung Hoa vẫn tiếp tục, xét chung thì ít bị các biến cố xa xôi đó làm xáo
trộn, và thường thường, biến cố đã kết thúc từ lâu rồi, họ mới được nghe
nói tới. Nhà Tống bị người Kim đuổi khỏi miền Bắc, xuống phương Nam
lập lại triều đại [gọi là Nam Tống], đời kinh đô từ Biện Lương [ngày nay là
Khai Phong] xuống Lâm An [ngày nay là Hàng Châu]; tại kinh đô mới này,
lối sống xa hoa, phong nhã cũng phát triển mạnh như ở kinh đô cũ, và các
thương nhân khắp thế giới đổ xô lại mua những sản phẩm cực quí, cực đẹp
của kĩ nghệ và nghệ thuật Trung Hoa. Vua Huy Tôn đặt ra những kiểu trang