1656 châu Âu mới học được cách ấy và bắt đầu in giấy bạc.
Hoạt tự cũng là một phát minh của Trung Hoa nhưng họ không có tự mẫu,
nên phải đúc 40.000 chữ, tốn kém quá không thể làm được. Ngay từ 1041,
Pi Sheng
đã làm hoạt tự bằng đất sét, nhưng vì lí do kể trên, sự phát
minh ấy không dùng được vào việc gì. Năm 1403, người Triều Tiên chế tạo
được chữ đầu tiên bằng kim loại trong lịch sử
. Người ta khắc chữ lên
gỗ cứng, dùng khuôn đúc bằng đất sét, khuôn nung lên thành đồ sứ để đổ
kim loại và ông vua Triều Tiên hiền minh nhất hiệu là Thái Tôn [?] hiểu
ngay rằng phát ninh ấy có lợi cho sự cai trị và cả cho sự duy trì văn minh
nữa, bảo: “Muốn khéo trị dân thì phải biết rõ luật và các kinh của đạo
Khổng, có vậy thì mới công bằng mà giữ được chính đạo, nước mới yên
ổn, có trật tự. Nước chúng ta ở về cực Đông và cách Trung Hoa cả một cái
biển, chỉ nhận được rất ít sách của Trung Hoa. Những cuốn in bằng mộc
bản thường không hoàn toàn, dùng cách đó thì khó mà in được hết thảy
những sách hiện có. Cho nên trẫm ra lệnh đúc chữ bằng đồng đỏ và in tất
cả các sách mà trẫm sẽ kiếm được để truyền cho hậu thế. Hậu thế sẽ mang
ơn chúng ta vạn đại… Nhưng phí tổn in, dân sẽ không phải chịu, trẫm sẽ
không bắt dân đóng thuế. Trẫm và hoàng tộc sẽ chịu hết, vị đại thần nào
muốn góp tiền thì tuỳ ý”.
Hoạt tự từ Triều Tiên truyền qua Nhật Bản rồi mới trở về Trung Hoa,
nhưng hình như sau khi Gutenberg (1400-1468) phát minh được thuật in ở
châu Âu, sau Triều Tiên mấy thế kỉ. Ở Triều Tiên, hoạt tự được dùng trong
hai thế kỉ rồi bỏ; ở Trung Hoa lâu lâu người ta mới dùng tới, mãi cho tới
khi các thương nhân và các nhà truyền giáo từ phương Tây qua chỉ cho họ
thuật in ở châu Âu. Từ thời Feng Tao cho tới thời Lí Hồng Chương [cuối
đời Thanh], người Trung Hoa vẫn thích in bằng mộc bản, vì in lối chữ
Trung Hoa thì cách ấy có vẻ tiện cho họ hơn. Mặc dù in cách đó rất chậm,
họ cũng đã tuôn ra thị trường vô số sách cho dân chúng đọc. Trong khoảng
từ 994 tới 1063, người ta in những bộ đoạn đại sử [sử chép riêng một thời
đại], gồm mấy trăm cuốn, thành thử các nhà văn có một kho bác học vô giá