và mới mẻ; và tác phẩm của họ đạt được các giới trung lưu, đôi khi tới một
số bình dân nữa; văn học có tính cách dân chủ hơn
, nhiều hình thức
hơn. Nghệ thuật in mộc bản là một nguyên nhân chính của sự phục sinh văn
nghệ đời Tống.
Được phát minh ấy kích thích, văn học Trung Hoa hoá ra phong phú lạ
lùng, tiến trước phong trào phục hưng ở Ý tới hai thế kỉ. Các kinh điển
được in lại cả trăm lần, chú giải cả ngàn lần; các sử gia bác học cặm cụi
nghiên cứu dĩ vãng để viết lại và dùng nghệ thuật in mới mẻ, kì diệu đó,
truyền bá cho hàng triệu độc giả; người ta in những bộ tuyển tập thi văn,
những bộ tự điển lớn; những bộ Bách khoa toàn thư vĩ đại vô tới cả nông
thôn. Bộ Bách khoa toàn thư đầu tiên có giá trị là bộ của Wu Shu (947-
1002)
, không thể sắp theo mẫu tự được, nên phải sắp theo môn, theo
đề tài; bộ đó chú trọng tới các hiện tượng vũ trụ. Năm 977, vua Tống Thái
Tôn sai soạn một bộ Bách khoa toàn thư quan trọng hơn gồm 30 cuốn, hầu
hết là trích trong số 1690 cuốn đã in từ trước. Sau này, dưới triều Minh
Vĩnh Lạc [tức Minh Thành Tổ] (1403-1425), người Trung Hoa lại soạn một
bộ nữa gồm mười ngàn cuốn, vì đồ sộ quá, nên in không nổi; chẳng may
bản viết tay còn lại bị thiêu huỷ - trừ một trăm sáu mươi cuốn – trong vụ
loạn Quyền phỉ năm 1900. Chưa bao giờ người ta thấy một nền văn minh
được các học giả chi phối tới mức đó.
3. Triết học phục hưng
Chu
Hi – Vương Dương Minh – Siêu thiện ác
Các học giả ấy không nhất thiết là môn đồ Khổng tử, trong một ngàn rưỡi
năm có nhiều học thuyết khác thành lập ra và bây giờ người ta hăng hái bàn
cãi nên theo hay nên chống đạo Khổng. Đạo Phật đã gây sự dao động trong