phong mà vua Khang Hi tặng Léopold I, hoàng đế Đức. Tới thế kỉ XIX,
nghệ thuật sơn ở Trung Hoa, vẫn giữ được mức cao, nhưng vì chiến tranh
với các cường quốc châu Âu, và vì bọn khách hàng châu Âu thiếu óc thẩm
mĩ, nên các vua Thanh không nâng đỡ kĩ nghệ ấy nữa; nghệ thuật sút đi và
Nhất Bản vượt được Trung Hoa.
Người Trung Hoa biết ngọc thạch từ hồi họ bắt đầu có sử, vì người ta thấy
những đồ bằng ngọc trong những ngôi mộ cổ nhất. Các tài liệu cổ nhất gọi
nó là thứ “đá kêu vang” từ 2.500 năm trước T.L, người ta đã biết dùng nó,
đẽo, mài nó thành hình con cá hoặc một hình khác, treo nó lên bằng một sợi
dây, rồi gõ vào thì nó phát một âm thanh rất trong và vang. Tiếng jade
(ngọc thạch) của Pháp hình như do tiếng Y Pha Nho yada (tiếng La Tinh là
ilia) có nghĩa là trái thận. Người Y Pha Nho tìm vàng ở châu Mĩ thấy thổ
dân ở Mễ Tây Cơ uống bột ngọc thạch khuấy với nước để trị nhiều bệnh
trong lục tạng và họ đem phương thuốc đó cùng với vàng về châu Âu.
Tiếng Trung Hoa có ý nghĩa hơn nhiều: jun
có nghĩa là dịu dàng như
sương. Hai khoáng chất có ngọc thạch là: một thứ là silicate d’aluminium et
de sodium, một thứ là silicate de calcium et de magnesium, cả hai đều rất
cứng, đôi khi phải có một sức ép năm chục tấn mới làm bể được một cục
ngọc nhỏ vài phân khối; muốn làm bể những cục ngọc thạch lớn thì phải bỏ
vào lửa nung cho thật nóng rồi ném rất nhanh vào nước lạnh. Thợ Trung
Hoa khéo ở điểm này: từ một cục đá cơ hồ như không có màu sắc, họ làm
cách nào mà thành những màu xanh lá cây, màu nâu, đen hay trắng rất rực
rỡ; họ kiên nhẫn mài thành những vật đủ hình đủ kiểu, chỉ trừ nút áo thôi,
còn thì khắp thế giới không có bảo vật bằng ngọc nào mà giống hệt nhau.
Bảo vật đầu tiên xuất hiện từ đời Thương và có hình những con cóc để thờ
thần; tới thời Khổng tử đã có những đồ bằng ngọc rất đẹp. Có một số dân
tộc dùng ngọc thạch để làm những cái rìu, con dao hoặc vật thường dùng
khác; người Trung Hoa trái lại thời nào cũng quí thứ đó và chỉ dùng để làm
những đồ có mĩ thuật; họ trọng nó hơn vàng bạc, hơn bất cứ một món gì
khác, họ sẵn sàng trả bảy mươi lăm ngàn quan một cục ngọc thạch không
lớn hơn chiếc nhẫn ở ngón tay cái các ông quan Trung Hoa; có những