phong phú: nồi, bình đựng rượu, vò rượu, lư hương, khí giới, gương,
chuông, chiêng, tượng nhỏ chứa đầy ngăn tủ của các người chơi đồ quí và
gần như nhà nào cũng có. Trong số các đồ đồng đời Tống, đáng chú ý nhất
là một cái đỉnh đúc hình Lão tử cưỡi trâu, nét mặt thật bình tĩnh, để tỏ rằng
triết lí thắng được những tính tính hung dữ nhất. Lớp đồng mỏng như một
tờ giấy, vì lâu đời hoá ra mốc
, sắc biến thành màu xanh cẩm thạch, có
cái vẻ đẹp của những đồ tàn phế từ lâu. Qua thời Minh, nghệ thuật đồ đồng
suy lần, người ta đúc những đồ lớn hơn nhưng thường là xấu hơn. Đồng đỏ
là một phát minh kì diệu thời vua Vũ, bây giờ hoá tầm thường rồi và
nhường chỗ cho đồ sứ.
Thuật điêu khắc không bao giờ được người Trung Hoa coi là một nghệ
thuật. Có một lòng khiêm tốn hơi đặt biệt, người Đông Á không chịu sắp cơ
thể loài người vào hàng những “vật đẹp”; các nhà điêu khắc chỉ rán “miêu
tả” y phục thôi; họ dùng hình đàn ông – ít khi dùng hình đàn bà – để diễn tả
một số tình cảm, nhưng không bao giờ khắc những vẻ đẹp của thân thể.
Thường thường thì họ chỉ chạm khắc những tượng Phật, hoặc đạo sĩ, không
như người Hi Lạp thích hình các lực sĩ và kĩ nữ. Các nhà điêu khắc Trung
Hoa còn thích hình loài các vật hơn là hình các triết gia và thánh nhân.
Những tượng cổ nhất của Trung Hoa được ghi lại trong sử là tượng mười
hai người khổng lồ Tần Thuỷ Hoàng bảo đúc; một vua Hán sai nấu ra để
lấy đồng đúc tiền. Đời Hán còn lưu lại cho ta vài con vật nhỏ bằng đồng
đen, còn hầu hết các tượng thời đó đã bị thời gian hoặc chiến tranh tàn phá.
Những di tích quan trọng duy nhất thời ấy là những hình chạm nổi trong
các ngôi mộ khai quật ở tỉnh Sơn Đông; ở đây cũng vậy, hình người rất
hiếm, những hình quan trọng nhất là hình loài vật, chạm không nổi lắm.
Đáng gọi là điêu khắc hơn, chỉ là những tượng nhỏ bằng đất sét, nặn hình
loài vật hoặc đôi khi hình nô tì, thê thiếp, chôn cùng người chết. Đó cũng là
một cách thay tục suttee (quả phụ chết theo chồng) của Ấn Độ.
Thỉnh thoảng người ta gặp những tượng loài vật chạm nổi hẳn lên (ronole