bosse) cũng vào thời ấy, như con cọp bằng cẩm thạch, bắp thịt cuồn cuộn,
cặp mắt trừng trừng, ở cửa đền Sniang-fu, hoặc những con gấu dữ tợn trong
tập đồ cổ của Gardner ở Boston, hoặc những con sư tử có cánh và có bướu
ở cổ tại các ngôi mộ ở Nam Kinh. Những con vật đó với những con ngựa
hung hăngchạm ở trên các ngôi mộ rõ ràng chịu ảnh hưởng nghệ thuật điêu
khắc Hi Lạp – Bactrane, Assyrie và Scythie, không phải hoàn toàn Trung
Hoa.
Một ảnh hưởng khác nữa cũng xâm nhập từ Ấn Độ, tức ảnh hưởng thần học
và nghệ thuật của đạo Phật. Miền Tân Cương chịu ảnh hưởng trước hết,
nhờ vậy mà văn minh lên, và [đầu thế kỉ chúng ta] Stein và Pelliot khai
quật được ở đó hàng tấn tượng đã bể, một số có thể so sánh được với những
tượng đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ. NgườiTrung hoa bắt
chước ngay nghệ thuật này không thay đổi bao nhiêu, và tạo nên những
tượng Phật đẹp không kém tượng Phật ở Gandhara hoặc ở Ấn Độ. Những
tượng cổ nhất là những tượng thấy trong đền Yun Kan, ở dưới đất, tỉnh Sơn
Tây (khoảng 490 sau T.L.); còn những tượng đẹp nhất thì ở những hang
Lung men [Long môn?]
, tỉnh Hà Nam. Ở phía ngoài những hang ấy, có
vài tượng khổng lồ, đẹp nhất là tượng Phật Bồ Tát; lớn nhất là tượng Phật
“Vairochana” (khoảng (672 sau T.L.), dưới chân bị bể nhiều; nét mặt bình
tĩnh, thanh thản. Trong tỉnh Sơn Đông, người ta đã thấy nhiều đền ở dưới
đất, trên vách hang chạm đục những hình thần thoại theo kiểu Ấn Độ, và xa
xa, như trong động Yun men
(khoảng +600) có một tượng Phật Bồ Tát
lớn. Đời Đường giữ được truyền thống điêu khắc, và tượng Phật ngồi bằng
đá (khoảng +639) ở tỉnh Thiểm Tây có thể nói là đạt tới mức hoàn hảo về
nghệ thuật. Qua các đời sau, còn vài tượng La Hán lớn bằng đất sét, tuy là
môn đồ của đức Phật từ bi mà nét mặt lại dữ dằn như bọn tài phiệt ngày
nay; và vài tượng Phật Quan Âm rất đẹp từ Phật ông biến thành Phật bà.
Sau đời Đường, ngành điêu khắc không tìm nguồn hứng trong tôn giáo
nữa; nó tục hoá và đôi khi có khuynh hướng nhục cảm là khác; các nhà đạo
đức phàn nàn, cũng như ở Ý thời Phục hưng, rằng các nghệ sĩ đục tượng